Thực phẩm biến đổi gen và các tranh luận xã hội gần đây trên thế giớiChúng ta cần có một chính sách thực sự dân chủ về áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới thông qua việc công khai hóa các kết quả nghiên cứu khoa học trên các khía cạnh khác nhau về GMO cho người sản xuất và người tiêu dùng vì các mối rủi ro thật sự vẫn còn tiềm ẩn
Thực phẩm biến đổi gen và các tranh luận xã hội gần đây trên thế giới TS. Đào Thế Anh, Phó chủ tịch Hội khoa học phát triển nông thôn (PHANO)
Hiện nay, có 8% diện tích đất nông nghiệp đang được sử dụng để canh tác các cây trồng BĐG. Nhưng tại Châu Âu, người ta sử dụng tới 80% đậu tương GMO nhập khẩu để làm thức ăn gia súc. Tại Pháp và tại Châu Âu, nhờ những động thái của người dân, trong đó có nhóm « những thợ gặt tình nguyện », người ta đã tránh được tình huống tồi tệ nhất, đó là để sản phẩm GMO xâm chiếm hoàn toàn, trong chăn nuôi và trong cả thực phẩm dùng cho con người như tình trạng đang xảy ra tại Mỹ, Canada, Achentina và Braxin. Tại Châu Âu, việc ghi rõ rằng đây là thực phẩm GMO trên từng sản phẩm là việc làm bắt buộc. Tại Pháp, từ thời điểm này trở đi, thực phẩm hoặc đậu nành làm thức ăn gia súc không dùng công nghệ GMO thì sẽ được ghi trên bao bì là « không GMO » . Tháng 9 năm 2012, một số bài viết đã từng bày tỏ mối lo ngại về ảnh hưởng của một số cây trồng BĐG (BĐG) tới sức khỏe con người. Các kết quả nghiên cứu của Ủy ban Nghiên cứu và Thông tin độc lập về công nghệ di truyền (CRIIGEN), điều hành bởi giáo sư Gilles-Eric Seralini đã một lần nữa đặt câu hỏi về sự an toàn của ngô NK603 với sức khỏe con người qua những bằng chứng nhiễm độc nhận thấy ở chuột bạch. Chuột bạch nuôi bằng ngô NK603 có nguy cơ tử vong cao gấp 6 lần so với nuôi bằng ngô thông thường và có nhiều khối u xuất hiện hàng loạt trên cơ thể. Một bài viết liên quan tới nghiên cứu này được kiểm tra bởi một hội đồng phản biện vừa được xuất bản trên tạp chí khoa học « Thực phẩm và Nhiễm độc Hóa học ». Người ta cũng chỉ ra độc tính của Round-up, thuốc diệt cỏ được sử dụng cho loại ngô này. Tuy nhiên, ngô NK603 vẫn được chính quyền Mỹ và Châu Âu phê duyệt để sử dụng làm thực phẩm cho con người. Vậy tại sao người ta lại để điều đó xảy ra ? Mức độ tác động của các kết quả nghiên cứu này là gì ? Một nghiên cứu đầy mâu thuẫn được thực hiện trong vòng bí mật suốt hai năm Nghiên cứu này được thực hiện không phải theo theo yêu cầu của một cơ quan quốc gia hoặc cơ quan châu Âu nào để đánh giá tác động của GMO trên sức khỏe con người hoặc môi trường mà được triển khai theo sáng kiến của một tổ chức xã hội cộng đồng mang tên CRIIGEN, hoạt động dưới sự hỗ trợ của các quỹ tư nhân. Trên thực tế, không một cơ quan công quyền nào chấp nhận tài trợ cho một nghiên cứu như thế, vì thiếu ý chí chính trị. Từ nhiều năm nay, CRIIGEN đặt ra các câu hỏi liên quan tới những ảnh hưởng có thể xuất phát từ công nghệ biến đổi gen. Cũng như các tổ chức xã hội cộng đồng khác, trong những năm gần đây, tổ chức này đã phải đối mặt với áp lực từ các công ty đa quốc gia như Monsanto, một trong những đối tượng luôn nỗ lực ngăn chặn các nghiên cứu về ảnh hưởng của thực phẩm GMO tới sức khỏe và môi trường cũng như tiếp cận với các kết quả nghiên cứu đã có trước đây. Đó là điều mà Corinne Lepage đã chỉ ra trong ấn phẩm mới nhất của mình mang tên « Sự thật về sản phẩm GMO, đây là nhiệm vụ của chúng ta! ». Đặc biệt hơn, bà cũng giải thích lý do thành lập CRIIGEN, phát kiến của bà đi từ ý tưởng của Bộ Tài nguyên và Môi trường và từ thực tế của việc đút lót để ủng hộ cho các sản phẩm biến đối gen, cũng như các khó khăn gặp phải khi áp dụng một nguyên tắc dự phòng tối thiểu, trong khi bà phải chịu trách nhiệm về việc này. Các công ty đã chối bỏ trách nhiệm của mình như thế nào ? Làm thế nào mà các cơ quan y tế của Mỹ, Châu Âu hay các quốc gia khác đã không thể đưa ra ánh sáng các khía cạnh mà nghiên cứu này đã nêu ? Chúng ta sẽ không thể nắm bắt được vấn đề này nếu không hiểu được logic điên cuồng mà các công ty sản xuất thực phẩm GMO đang lao vào, dưới sự ủng hộ của một số nhà khoa học và chính trị. Trên thực tế, trong nghị định của Châu Âu năm 2001 về An toàn thực phẩm, trách nhiệm của người sản xuất từng loại thực phẩm cũng đều được quy định. Nhưng có một ngoại lệ, như Corinne Lepage giải thích, « trong khi tình trạng hiểu biết khoa học hạn hẹp về sự tồn tại của mối nguy hiểm này , thì nghị định này vẫn cho phép các quốc gia không áp đặt việc phải chịu trách nhiệm của một nhà sản xuất. Đó là lựa chọn của Pháp cũng như của hầu hết các quốc gia châu Âu khác ». Từ những hiểu biết như hiện nay, các công ty này không thể thừa nhận trách nhiệm của mình về những hậu quả tai hại của thực phẩm GMO lên môi trường và sức khỏe con người. Thêm nữa, ngay khi các công ty này nhận thấy có quyền được chối bỏ trách nhiệm, họ đã làm tất cả để hạn chế các nghiên cứu về hậu quả của công nghệ này. Nhưng họ hạn chế bằng cách nào ? Họ phong tỏa một số mặt để hạn chế quá trình thực hiện nghiên cứu (hợp đồng với người sản xuất, cấm họ cũng cấp hạt giống cho cán bộ nghiên cứu…) Mặt khác, họ cũng áp dụng nguyên tắc « cân bằng cơ bản » như chính quyền Mỹ hay Ủy ban Châu Âu về VSATTP (EFSA). Nguyên tắc này là gì ? Là ngô GMO cũng chứa một lượng protéine, glucide và lipide gần bằng ngô thông thường. Vậy tại sao cứ phải đặt cây trồng GMO dưới các nghiên cứu về tính độc hại của nó ? Vậy nên các công ty cũng có quyền không thực hiện các thí nghiệm để kiểm nghiệm các tác động này trên chuột nuôi bằng thực phẩm GMO. Và nếu họ có thực hiện thì cũng chỉ là trên tinh thần tự nguyện, không mang tính chất bắt buộc. Đó là điều mà Catherine Geslain Lanaëlle, giám đốc EFSA đã chỉ rõ trong bộ phim phát sóng trên kênh France 5 mang tên « Thực phẩm GMO, hiểm họa toàn cầu ?». Như vậy, các công ty này cũng có thực hiện một vài nghiên cứu nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, 3 tháng là tối đa, và không tìm hiểu sự khác biệt giữa việc sử dụng và không sử dụng Round-up, loại thuốc trừ cỏ được dùng kèm với ngô GMO. Các nghiên cứu này cũng không kiểm tra các thông số máu, tiết niệu hoặc nội tiết tố. Ngay cả trong quá trình thực hiện, các nghiên cứu này vẫn nằm trong vòng bí mật. Trên thực tế, chỉ có các thành viên của hội đồng đánh giá mới có quyền tiếp cận với các quy trình cũng như với các kết quả nghiên cứu. Mặc dù có nội dung liên quan tới sức khỏe con người nhưng các nghiên cứu này vẫn gây ra các cuộc tranh cãi pháp lý kỳ lạ, như việc tại sao không công bố kết quả nghiên cứu về ngô MON863. Ủy ban đánh giá của châu Âu phải được cải cách Mặt khác, thành phần của các hội đồng đánh giá này bị chỉ trích bởi nhiều tổ chức xã hội cộng đồng cũng như bởi các nghị sỹ tại Châu Âu, trong đó có José Bové và các nghị sỹ thuộc Đảng Xanh. Trên thực tế, nhiều thành viên của các hội đồng này đang ở trong tình trạng xung đột lợi ích với nhau. Hơn nữa, như lời Gilles-Eric Séralini đã nhấn mạnh trong bộ phim trên kênh France 5, khối lượng công việc đánh giá mà các chuyên đang thực hiện là rất đáng kể. Họ phải đọc hàng ngàn trang sách mỗi ngày mà không hề được trả lương…Trong hoàn cảnh đó, các công ty chỉ làm các bản tóm tắt và định hướng cácquyết định . Các quyết định của hội đồng thường không chứa đựng tranh cãi nào hết mà là chỉ là các ý kiến đồng thuận và không nêu rõ rõ ai ủng hộ còn ai phản đối… Các nhà chính sách quản lý rủi ro ATTP thì dựa trên quyết định của các nhà khoa học trong các hội đồng này..
Nghiên cứu của CRIGGEN là đầu tiên trên thế giới Đó chính là lý do mà chúng ta nên đánh giá cao nỗ lực và sự kiên trì của nhóm nghiên cứu Gilles-Eric Seralini khi cho ra đời nghiên cứu đầy mẫu thuẫn này trong điều kiện bí mật tuyệt đối, bắt nguồn từ việc công ty Monsanto từ chối cho phép CRIIGEN thực hiện nghiên cứu độc lập của mình tại phòng thí nghiệm của Monsanto. Nghiên cứu này được thực hiện trên hạt giống lấy từ Canada, trong một cơ sở nghiên cứu độc lập tại Châu Âu. Ấn phẩm của Gilles-Eric Seralini mang tên « Loài chuột lang ! » cũng như nhiều bộ phim khác đã giới thiệu với công chúng các điều kiện làm việc và các kết quả của nghiên cứu này. Các phim của François Le Bayon và Clément Fonquerne thực hiện bởi hãng Lieurac Production mang tới những thông tin cần thiết để hiểu tình trạng này mà không sợ một sự buộc tội nào cả. Bộ phim « Thực phẩm GMO, một báo động toàn cầu » đã được phát sóng trên kênh France 5. Một bộ phim khác cũng được sản xuất bởi Lieurac có tên « Thực phẩm GMO, khoảnh khắc sự thật » với độ dài 13 phút, được đăng tải trên internet và các mạng xã hội bằng các thứ tiếng khác nhau. Một phim khác dài 90 phút mang tên « Thực phẩm GMO và chúng ta » cũng được tải lên internet. Hình ảnh những khối u trên mình chuột gây ra bởi thức ăn GMO và thuốc trừ sâu Round-up được trình chiếu trên các phim này có thể khiến người xem lạnh sống lưng và hoảng hốt. Bộ phim « Loài chuột lang! » của Jean Paul Jaud đề cập đến cả vấn đề hạt nhân, ra mắt vào ngày 26/09, là một bằng chứng rõ ràng về tác động của hai công nghệ này, về những ảnh hưởng mà chúng ta sẽ không thể kiểm soát nổi nếu phát triển nó trên quy mô lớn. Vậy phải làm gì ? CRIIGEN yêu cầu cấm sản xuất ngô NK603 và cấm sử dụng thuốc trừ sâu Round-up. Đây là điều cần làm ngay khi mà các kết quả của nghiên cứu đầu tiên đã được khẳng định. Trong bối cảnh bị cấm đoán về mặt chính trị và nguy cơ bị đóng cửa là rất cao thì tình thần trách nhiệm của các nhà khoa học và các chính chị gia được khuyến khích một cách mạnh mẽ. Chúng ta thậm chí có thể chất vấn các công ty sản xuất thực phẩm GMO về tác động của loại sản phẩm này… Joel Spiroux, chủ tịch CRIIGEN đã nhấn mạnh trong bộ phim của Lieurac Productions rằng cần thiết phải tiếp tục thực hiện các nghiên cứu kiểu này không chỉ đối với ngô mà còn phải mở rộng ra cả các loại cây trồng khác, kể cả là đã được phê duyệt hay chưa được phê duyệt cho thực hiện GMO, trên phạm vi châu Âu cũng như trên toàn thế giới. Vì sức khỏe của cộng đồng, các công ty và các tổ chức công quyền cần bỏ thời gian và nguồn lực để tham gia và phải xem đây là một yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh đó, cần phải cải cách hoàn toàn hệ thống đánh giá rủi ro tại châu Âu cũng như của từng quốc gia riêng lẻ. Trong vài tuần tới, Ủy ban Châu Âu về VSATTP (EFSA) nên tổ chức sinh nhật của mình vì đây cũng xem như là một cơ hội để thể hiện một sự cải cách thật sự. Các đề xuất về thay đổi phương thức đánh giá đang được tranh cãi sôi nổi. Cần phải loại bỏ nguyên tắc « sự cân bằng cơ bản » cũng như các nguyên tắc khác như : không có sự khác biệt khi tiến hành nghiên cứu trên cả con đực và con cái, nguyên tắc liều lượng/tỉ lệ ảnh hưởng cũng cần được loại bỏ khi người ta dùng những lập luận kiểu này để phủ nhận những kết quả có giá trị của các nghiên cứu đã được thực hiện. Thành phần của hội đồng đánh giá sẽ phải bao gồm không chi các nhà khoa học, mà cả các thành phần khác của xã hội dân sự. Kinh phí tài trợ cho các nghiên cứu đánh giá không phải chỉ do các doanh nghiệp tài trợ mà phải có cả của các tổ chức khác để mang tính khách quan. Kết quả số liệu thô của nghiên cứu phải được công bố cho mọi công dân biết. Các nghiên cứu về ảnh hưởng có thể xảy đến với chuột có thể kéo dài tới 2 năm (gần tương đương với vòng đời của một con chuột) chứ không phải chỉ có 3 tháng như các nghiên cứu hiện nay đang làm. Hơn nữa, có một điều thú vị ở đây đó là trong khoảng thời gian 4 tháng đầu thì không thể nhìn thấy bất kỳ một ảnh hưởng nào hết. Với những cản trở về mặt pháp lý như hiện nay, không thể dám chắc là các công ty sản xuất thực phẩm GMO có thể ngồi yên và thu lợi mãi mãi. Các nhà khoa học, các chính trị gia và thậm chí là cả công chúng, trong một chừng mực nào đó, đều phải có trách nhiệm với vấn đề này. NK603 và Round-up, các sự kiện không ngừng biến động sau đó
Sau khi gây nhiều sự tranh luận toàn cầu, nghiên cứu của Seralini đã có các tác động không chi trong phạm vi tranh luận khoa học mà cả về chính sách. Các cơ quan y tế của 6 nước châu Âu đã đưa ra các ý kiến phản đối với nghiên cứu của Séralini với cùng các luận điểm: lựa chọn loài chuột để nghiên cứu không phải là một lựa chọn tốt, số lượng chuột trong nhóm là chưa đủ, các kết quả liên quan tới thống kê thì không được giải thích. Ngoài ra Tại Pháp, cơ quan y tế còn nhận định rằng cần phải tiến hành các nghiên cứu dài hạn khác tương tự về Ngô NK603 và thuốc trừ sâu Round up. Ở châu Âu, L'EFSA, cũng có quan điểm tương tự. Qua bài báo « Lyon Capitale » (2) thấy rằng các cơ quan y tế đã bàn luận với nhau để các ý kiến đưa ra được thống nhất, không trái ngược nhau. Các cơ quan này đã cố gắng tạo áp lực với tạp chí « Thực phẩm và hóa chất độc hại » để loại bỏ bài về các nghiên cứu của Séralini. Như Corinne Lepage đã nói, các cơ quan này có thể trao đổi lẫn nhau nhưng phải đưa ra ý kiến nào đó một cách công khai về vấn đề này.
Các sự việc này không ngăn cản được chính quyền Pháp mong muốn toàn châu Âu cùng xem xét, đánh giá và kiểm soát các sản phẩm OGM và các loại thuốc trừ sâu đi kèm » (theo lời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Pháp Stéphane Le Foll). Đồng thời, ở Pháp, 5 cựu Bộ trưởng về Môi trường thuộc các đảng phái chính trị khác nhau (Corinne Lepage, Dominique Voynet, Ségolène Royal, Chantal Jouanno, Nathalie Kosisiko-Morizet) đã ra một thông cáo chung (AFP, ngày 8/11/2012). Họ nhận định rằng rất cần thiết phải xem xét lại việc cấp chứng nhận cho Ngô NK603và thuốc trừ cỏ Round up, và cần phải thực hiện lại các nghiên cứu dài hạn về Ngô NK 603 và các thực phẩm OGM khác cũng như là thuốc trừ cỏ Round-up.
Gần 200 nhà khoa học đã tỏ quan điểm ủng hộ nhóm nghiên cứu của Séralini. Trong đó có 140 nhà khoa học đã ký vào một văn bản được soạn thảo bởi nhà nghiên cứu Pierre-Henri Gouyon, có quan điểm khác với quan điểm mang tính cực đoan của các Viện nghiên cứu khoa học (3). Hơn nữa, sau khi các chỉ trích đối với nghiên cứu của Seralini được gửi tới tạp chí « Sức khỏe và Hóa chất độc hại », tạp chí này cũng đã cho xuất bản các trả lời dự thảo của nhóm Séralini vào tháng 11/2012 và xuất bản chính thức trên tạp chí này vào tháng 1/2013. Nhóm này cũng đã giới thiệu các câu trả lời nhanh trong một loạt các video tại địa chỉ « Daily motion » (4).
Nhiều hiệp hội và phi chính phủ đã gửi tới chính quyền tại Pháp, châu Âu để yêu cầu được biết các số liệu thô của các nghiên cứu đã được dùng để cấp phép sử dụng cho Ngô NK603 và Round-up. Hiện nay nhóm của Seralini đã cho đăng tải các số liệu thô về ngô NK63 và sắp tới là số liệu về thuốc trừ cỏ Round-up. Đây là điểm đáng chú ý bởi vì việc so sánh nghiên cứu của Seralini và các nghiên cứu để cấp phép có nguy cơ sẽ lật lại vấn đề theo hướng hạ thấp giá trị các nghiên cứu cấp phép Round-up và nâng giá trị nghiên cứu của Séralini. Hơn nữa, chúng ta biết rằng các nghiên cứu cấp phép Round-up được thực hiện một cách vô cùng cẩu thả. Vấn đề xung đột lợi ích ở đây có vẻ cao hơn là vấn đề khoa học.
Hiệu ứng Seralini Các tranh cãi sau nghiên cứu của Seralini cũng đã có kết quả bước đầu mà người ta gọi là Hiệu ứng Seralini. Ngày 3/1/2013, Ủy ban Sức khỏe và Người tiêu dùng châu Âu đã nhất trí với nghiên cứu đánh giá tác động của OGM trên cả vòng đời của chuột là cần thiết theo đề nghị của phía Pháp. Đây cũng chính là ý tưởng của Seralini. Với sức ép này EFSA đã đồng ý là phải nghiên cứu dài hạn tác động của ngô biến đổi gen với giống MON810 (11).
Các tác động lan tỏa toàn cầu Sự việc công bố kết quả nghiên cứu này có phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu. Đối với quốc tế, các ý kiến của các cơ quan y tế của các quốc gia châu Âu, thậm chí là ở các châu lục khác nữa như Brésil và các làn sóng bí mật chống lại nghiên cứu của Séralini (6) đã làm nguội bớt các làn sóng chống lại thực phẩm OGM. Tại Trung Quốc, chủ để về OGM là rất nhạy cảm. Một nhóm của Mỹ hợp tác với các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thử nghiệm trên Gạo vàng chuyển gen (Golden rice) trên 37 trẻ em ở một trường học. Nhóm này đã công bố kết quả bằng một bài báo gây ra một phản ứng mạnh mẽ từ công chúng. Sau nhiều tuần tranh cãi, bộ trưởng Bộ Y tế đã đưa ra lời xin lỗi. Chúng tôi đã dự kiến một chương trình đối thoại « chat » trên địa chỉ People.com với Joel Spiroux (đồng tác giả của nghiên cứu), Corinne Lepage và những người dùng internet tại Trung Quốc. Bộ phim của Lieurac dài 13 phút đã được đưa lên Youtube Trung Quốc (7). Một ngày trước khi diễn ra cuộc đối thoại này, People.com đã hủy bỏ hoạt động này khi thấy lời xin lỗi của Bộ trưởng và tính nhạy cảm cao của công luận Trung Quốc về vấn đề trên. Đầu năm 2013, một phong trào phản đối việc sử dụng ngô GMO của Monsanto đã dấy lên ở Trung quốc (12). Tại Argentina, bác sỹ Gomez tìm thấy tác động của thuốc trừ cỏ Round-up có tác động đến thai nhi và phản đối châu Âu về quy định không đánh giá lại glyphosate trước năm 2015. Nga đã có phản ứng cấm nhập tạm thời ngô biến đổi gen sau khi co bài báo của Seralini, chờ các kết quả nghiên cứu (8). Peru cũng có lệnh cấm nhập khẩu ngô biến đổi gen trong 10 năm để nghiên cứu rõ ràng hơn. ở Mỹ thì phong trào đòi dán nhãn cho sản phẩm GMO tăng cao với nhiều cuộc thảo luận và bỏ phiếu. Tại Ấn độ, sau 10 năm sử dụng bông GMO Bt thì năng xuất không tăng, trong khi nhiều nông dân bị phá sản do nợ nần và phụ thuộc vào công ty giống nước ngoài (9).
Thông điệp gì đối với chúng ta? Rõ ràng các nghiên cứu về GMO chưa đầy đủ cả trên phạm vi quốc tế và cũng chưa thể kết luận để bác bỏ hoàn toàn thực phẩm GMO. Ở đây chúng tôi thấy cần tiếp tục nghiên cứu với tài trợ của chính phủ về công nghệ GMO để Việt nam có thể tự chủ về công nghệ, tránh lệ thuộc các công ty đa quốc gia. Bên cạnh đó các nghiên cứu dài hạn về tác động đến sức khỏe con người là hết sức cần thiết trên phương diện an toàn thực phẩm và cần được thực hiện một cách độc lập bởi nhà nước chứ không phải do các công ty tự nghiên cứu. Chúng ta cần có một chính sách thực sự dân chủ về áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới thông qua việc công khai hóa các kết quả nghiên cứu khoa học trên các khía cạnh khác nhau về GMO cho người sản xuất và người tiêu dùng vì các mối rủi ro thật sự vẫn còn tiềm ẩn. Việt nam cũng cần sớm xây dựng khung pháp lý đánh giá tác động của GMO đối với môi trường và đặc biệt là sức khỏe con người.
Tin mới hơn
| Tin mới
Thư viện ảnh
» ĐỘI VĂN NGHỆ THAIBINHSEED BIỂU DIỄN
» Đội văn nghệ THAIBINHSEED biểu diễn tại Đại hội 4 HH
» Thực Phẩm Biến Đổi Gen Và Những Tranh Cãi Không Hồi Kết?
» THU HOẠCH LÚA
» THU HOẠCH KHOAI LANG Ở GIA LAI
» Tranh cãi trên toàn cầu về cây trồng biến đổi gen
» Cây trồng biến đổi gen: Thế giới của Moánto
» Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại
» Giới thiệu Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai
» Giới thiệu Công ty CP giống cây trồng Nha Hố
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P1
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P2
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P3
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội TM giống cây trồng Miền núi Phía Bắc 1
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Bài hát Mùa xuân trên TP HCM. Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Dòng máu Lạc Hồng, Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
» Giao lưu văn nghê Chi hôị GCT Miên núi phía Băc. Doàn BăcNinh: Quan họ
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội Miền núi phía Bắc
» Kỹ thuật trồng lúa của Thai Lan
» Sản xuất giống lúa thuần vùng Duyên hải Nam Trung bộ
» Sản xuất gióng lúa
Tiện ích
Liên kết website
Thống kê
|