PHẦN V NHỮNG SỰ VIỆC ĐÁNG NHỚ VỀ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT THỜI KỲ 19912005SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT THỜI KỲ 1991-2005
(Xem File đính kèm)
NHÌN LẠI THỜI KỲ 1991-2005 Đây là thời kỳ nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện, đồng đều, đã có cơ sở bền vững để chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa và xuất khẩu bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. 1. Riêng về sản xuất trồng trọt Thắng lợi lớn nhất, rực rỡ nhất là giải quyết được vấn đề lương thực, tạo lập được nền an ninh lương thực bền vững, đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực hàng năm phải nhập khầu hàng triệu tấn lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan, cũng có năm vượt qua Thái Lan để đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo). Dưới đây là sản lượng lương thực trong thời kỳ 1991-2005
Trên cơ sở tạo lập được sự bền vững về an ninh lương thực, năm 1989 nước ta bắt đầu xuất khẩu gạo với số lượng 1,372 triệu tấn và lượng gạo xuất khẩu bình quân các giai đoạn tăng lên rõ rệt. - Giai đoạn 1991-1995 xuất khẩu bình quân 1,73 triệu tấn - Giai đoạn 1996-2000 xuất khẩu bình quân 3,66 triệu tấn - Giai đoạn 2001-2005 xuất khẩu bình quân 4,14 triệu tấn. Giá trị sản xuất trồng trọt theo giá năm 1994 đạt được như sau:
(Theo Tổng cục Thống kê)
2. Về chi đạo sản xuất trồng trọt Có nhiều sự việc đã diễn ra trong thời kỳ này (1991-2005) nhưng đáng nhớ một số sự việc có thành công và có thất bại, nhưng cơ bản vẫn là những thành tố tích cực đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp ở nước ta. Những sự việc đáng nhở nhất là: 1) Thành lập Hệ thống tổ chức khuyến nông từ Trung ương đến cấp cơ sở và khuyến nông đã trở thành người bạn đồng hành của nông dân trên con đường nông nghiệp đầy khó khăn để đi tới một nền nông nghiệp hiện đại. 2) Phát triển lúa lai, bước đột phá về năng suất lúa và đưa nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật về cây lúa ở trình độ cao. Cụm công trình nghiên cứu, sản xuất và phát triển lúa lai được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ năm 2000. 3) Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ và sản xuất để thích ứng với biến đổi khí hậu. Phòng, né tránh thiên tai, chung sống với lũ lụt, hạn hán bước đầu đã có kết quả và bài học bổ ích trong việc né tránh thiên tai. 4) Việc chỉ đạo thực hiên “3 giảm 3 tăng” sau đó được bổ sung “1 phải 5 giảm” được các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phát động như một phong trào. Nông dân đồng tình thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn, có ảnh hưởng rộng ra ngoài phạm vi đồng bằng sông Cửu Long. 5) Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn, khời phát từ An Giang đã được mở rộng trong cả nước với những hình thức và tên gọi khác nhau. Ở miền Bắc là việc dồn điền đổi thửa để có diện tích thửa lớn hơn. Trước khi thực hiện phong trào này diện tích thửa ở miền Bắc bình quân là 498 m2 /thửa, đến nay diện tích thửa đã rộng hơn, bình quân đạt 604,4 m2/ thửa. Việc xây dựng cánh đồng lớn không còn phải làm mẫu nữa mà là xây dựng cánh đồng lớn. Có những khu ruộng rộng vài trăm ha, thuận lợi cho việc thực hiên cơ giới hóa động bộ các khâu và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh bằng máy bay điều khiển tự động của cán bộ kỹ thuật tại đầu bờ. 6) Việc tích tụ ruộng đất với nhiều hình thức khác nhau cũng được bắt đầu từ thời kỳ 1991-2005 và đang tiếp tục triển khai. Trong quá trình triển khai có những biểu hiện nôn nóng, buông lỏng quản lý đất đai được tích tụ rơi vào tay những người không trực canh nên đã biến thành loại vật tư đặc biệt mua đi bán lại thu nhập bất chính từ giá chênh lệch của đất đai. Tình trạng này đang được uốn nắn khắc phục để không còn tiếp diễn ở những thời kỳ tiếp theo. 7) Có những vấn đề vẫn còn có những ý kiến khác nhau và chưa có hồi kết, đó là việc phát triển cao su ở vùng Tây bắc, Đông bắc phía Bắc vì ở đây đất đồi núi dốc và có mùa đông rét lạnh. Việc tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến đối với cao su tiểu điền cũng còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ nhất là vùng này dân tộc ít người còn nhiều hạn chế về tri thức, nhận thức trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật đối với cây cao su. Cũng cần nhìn thẳng vào sự thật việc phát triển cây sở cành mềm là không hiệu quả. Những ý kiến trên đây về những việc đáng nhớ trong sản xuất trồng trọt thời kỳ 1991-2005 là những kinh nghiệm tốt cho sản xuất trồng trọt ở các thời kỳ theo sau để sản xuất trồng trọt phát triển ở đỉnh cao mới.
Tin cũ hơn | Tin mới
Thư viện ảnh
» ĐỘI VĂN NGHỆ THAIBINHSEED BIỂU DIỄN
» Đội văn nghệ THAIBINHSEED biểu diễn tại Đại hội 4 HH
» Thực Phẩm Biến Đổi Gen Và Những Tranh Cãi Không Hồi Kết?
» THU HOẠCH LÚA
» THU HOẠCH KHOAI LANG Ở GIA LAI
» Tranh cãi trên toàn cầu về cây trồng biến đổi gen
» Cây trồng biến đổi gen: Thế giới của Moánto
» Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại
» Giới thiệu Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai
» Giới thiệu Công ty CP giống cây trồng Nha Hố
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P1
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P2
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P3
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội TM giống cây trồng Miền núi Phía Bắc 1
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Bài hát Mùa xuân trên TP HCM. Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Dòng máu Lạc Hồng, Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
» Giao lưu văn nghê Chi hôị GCT Miên núi phía Băc. Doàn BăcNinh: Quan họ
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội Miền núi phía Bắc
» Kỹ thuật trồng lúa của Thai Lan
» Sản xuất giống lúa thuần vùng Duyên hải Nam Trung bộ
» Sản xuất gióng lúa
Tiện ích
Liên kết website
Thống kê
|