Những chất dinh dưỡng và chức năng của chúng đối với cây trồng

Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng được chia thành ba nhóm như sau:  ▪ Dinh dưỡng đa lượng   ▪ Dinh dưỡng trung lượng ▪ Dinh dưỡng vi lượng

Những chất dinh dưỡng và chức năng của chúng đối với cây trồng

 

Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng được chia thành ba nhóm như sau:

 ▪ Dinh dưỡng đa lượng hoặc dinh dưỡng chính: Gồm các chất thực vật cần một lượng lớn để phát triển, nhóm này có 3 nguyên tố: Đạm (N), Lân (P) và Kali (K).

 ▪ Dinh dưỡng trung lượng: Thực vật cần một lượng vừa phải, nhóm này gồm: Calci (Ca), Ma nhê (Mg) và Lưu huỳnh (S).

▪ Dinh dưỡng vi lượng: Gồm những nguyên tố thực vật cần một lượng nhỏ, nhóm này gồm: Sắt (Fe), Đồng (Cu), Măng gan (Mn), Bor (B), Molypden (Mo)…


I - NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG ĐA LƯỢNG: 
1. Nitrogen (Đạm):
 
N cần được cung cấp lượng lớn vì N có mối quan hệ trong tất cả quá trình phát triển của cây, N là thành phần cấu tạo chủ yếu của protein thực vật, cũng như diệp lục tố, diệp lục tố có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp, đó là sự kết hợp CO2 từ không khí với nước để tạo đường, sau đó chuyển thành tinh bột và những cơ quan thực vật. Do đó khi cây thiếu N lá sẽ có màu vàng vì thiếu diệp lục, sự tăng trưởng sẽ bi chặn đứng. N có tác dụng rõ ràng trong kích hoạt cây phát triển tươi tốt và khỏe mạnh. Nguồn N chủ yếu là sulphate ammonia, urea, calcium nitrate, calcium ammonium nitrate, sodium nitrate, potassium nitrate, ammonium phosphate. 
2. Lân (Phosphorus): 
Giống như Nitrogen, Phosphorus cũng liên quan đến quá trình phát triển của cây, và là thành phần của nhân tế bào, phosphorus cần thiết trong quá trình tăng trưởng rễ cây, quá trình nảy mầm của hạt giống. Điểm khác biệt giữa N và P là P ảnh hưởng đến sự trưởng thành của cây, sự tạo thành và chín của quả trong khi N ảnh hưởng mạnh ở cơ quan dinh duỡng (gồm rễ, thân, lá). Trong thực tế bón thêm P có thể ngăn bớt sự tăng trưởng quá mức ở các cơ quan dinh dưỡng do thừa N. Thiếu P cây ngừng tăng trưởng hay tăng trưởng yếu nhưng lá vẫn xanh nhiều hơn vàng. Hoa hồng thiếu lân thường xuất hiện những vệt tím thẫm dưới lá làm lá rụng sớm, khi đó cây sẽ yếu và ngừng tăng trưởng. Bắp cải và bông cải thiếu lân thường có những đốm tím trên lá. Cần lưu ý rằng hiện tượng này có thể do nguyên nhân khác như ảnh hưởng của thời tiết lạnh chứ không hoàn toàn là do thiếu lân. Triệu chứng thiếu lân có thể được khắc phục bằng cách bón khoảng một nắm tay superphosphate/m2 diện tích vườn. Superphosphate là dạng lân được sử dụng rộng rãi nhất. Những dạng lân tan hoàn toàn trong nước gồm mono-ammonium phosphate, di-ammonium phosphate, potassium phosphate. Bột xương cung cấp lân nhưng đó là dạng lân chậm tan. Phân gia cầm chứa lượng lân hợp lý. 
3. Potassium (Kali): 
K không thực sự là thành phần cấu tạo nên mô thực vật nhưng cây cần được cung cấp lượng K lớn cho tất cả mọi bộ phận. K ảnh hưởng đến sự kiểm soát nước trong quá trình thoát hơi nước khỏi thực vật, K cũng hoạt động như chất xúc tác trong quá trình thành lập hoặc dự trữ tinh bột, protein... Những cây thiếu K thường rất yếu ớt, nhất là phần rễ. Triệu chứng khác của hiện tượng thiếu K là mép lá trở nên nâu và co quắt lại, thường được cho là hiện tượng cháy lá, sau đó dẫn đến một hiệu ứng dây chuyền là cây không thể hấp thu đủ nước để bù đắp lượng nước thoát hơi qua lá. 
Nguồn K thương mại chủ yếu là KCl vì hàm lượng K cao và giá rẻ. Mặt hạn chế chủ yếu là taị những vùng đất có hàm lượng clor cao KCl thường dẫn đến hiện tượng ngộ độc clor, hiện tượng này đôi khi thấy rõ ở cây hoa hồng và một số loại rau khi sử dung KCl lượng cao. Sử dụng Potassium Sulphate không dẫn đến hiện tượng này. Nitrate potassium là nguồn cung cấp K rất tốt và có những thuận lợi vì cùng lúc cung cấp cả lượng N dễ tan. Dạng K tự nhiên có trong các loại mùn hữu cơ, phân ngựa, trâu, cừu và nhất là phân gia cầm, tuy nhiên những nguyên liệu này không được để dưới mưa quá lâu vì K có thể bị rửa trôi dễ dàng. 
Nếu đất trồng có độ acid cao thì K có thể trở thành dạng không tan làm cây không hấp thu được, khi đó có thể dẫn đến hiện tượng thiếu K. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách thêm vôi để tăng lựơng K dễ tan. Cần lưu ý rằng K dễ tan dễ rửa trôi trong thời gian mưa nhiều và ngập nước, vì thế ở những vùng nhiệt đới với lượng mưa cao người ta thường bón nhiều K. 
4. Vôi (Calcium): 
Calci chiếm phần lớn trong cấu tạo vách tế bào thực vật giống như cấu trúc xương ở động vật, thiếu Calci dẫn đến hiện tượng gãy những phần chóp hoặc chồi non. Triệu chứng thiếu Calci thường thấy qua hình dạng xiêu vẹo của tán lá với đầu lá cuốn lại, mép lá cuộn cong. Những đốm nâu hoặc đốm thâm cũng biểu hiện triệu chứng thiếu Calci. Ở cây cà chua, triệu chứng thiếu Ca làm cuống hoa hoặc cuống trái có màu nâu và nhũn, sau đó nơi này sẽ bị nấm tấn công. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là nước không được cung cấp đầy đủ cho việc vận chuyển Calci đến tất cả các bộ phận nhất là ở những phần chóp, ngọn của cây. Hiện tượng thiếu Calci thường xảy ra dưới những điều kiện đất rất acid, thường đó là những nơi thừa Mg, Al. Tất cả các dạng đá vôi thường chứa lượng Calci cao, Calci cũng hiện diện trong hầu hết các loại mùn hữu cơ đã ủ hoai mục. 
5. Ma nhê (Magnesium): 
Trong thành phần cấu tạo diệp lục tố có một nguyên tử Mg. Nếu di chuyển hay ngăn chặn việc cung cấp Mg cho cây trồng thì những hợp chất như carotin hoặc xanthophyl được hình thành và những phần xanh của thực vật sẽ có màu cam hoặc vàng thay vì màu xanh. Cây thiếu Mg thì lá thường có màu vàng, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện từ gân chính của lá và lan dần. Những vệt màu cam sáng xuất hiện trên lá cũng có thể là biểu hiện của triệu chứng thiếu Mg, những lá bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu Mg thường là lá chưa trưởng thành.Trường hợp đặc biệt trên cây khoai tây là triệu chứng thiếu Mg xuất hiện giữa gân lá nhưng phần còn lại của lá vẫn xanh. Mg được cung cấp bởi hóa chất vô cơ như magnesium sulphate hoặc dolomite là một dạng hoạt động chậm của magnesium limestone. Hầu hết các loại mùn hữu cơ, nhất là những mùn hữu cơ làm từ lá xanh và thân có màu xanh, chứa lượng magnesium đáng kể. Hiện tượng thiếu Mg thường xảy ra trong những đất rất acid hoặc nơi lượng lớn K được sử dụng nhất là sulphate kali. 
6. Lưu huỳnh (Sulphur): 
Lưu huỳnh là thành phần cấu tạo trong protein và dầu thực vật. Triệu chứng thiếu lưu huỳnh tương tự như những lá đã phát triển có triệu chứng thiếu N, tình trạng thiếu lưu huỳnh xảy ra làm ngăn cản sự phát triển kích thước của lá hoặc mép lá cuộn tròn lại. Tuy nhiên tình trạng thiếu lưu huỳnh hiếm khi xảy ra vì lượng lưu huỳnh chiếm nhiều ở thành phần muối sulphur hay sulphate trong phân bón hỗn hợp, trong nguyên liệu hữu cơ, trong không khí... 
II-  CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG: 
Mặc dù thực vật cần các nguyên tố này với hàm lượng rất ít nhưng những nguyên tố này giúp cây phát triển mạnh mẽ. Chúng không phải là những nguyên tố có trong cấu tạo thực vật nhưng hoạt động của chúng giống như những chất xúc tác hoặc những chất oxi hóa giúp cây hấp thu hay sử dụng những nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng và sau đó thành lập những chất khác nhau trong thực vật. 
1. Sắt (Fe)
Mặc dù sắt không có trong thành phần diệp lục tố, nhưng nó hỗ trợ cho quá trình thành lập diệp lục tố. Do đó tình trạng thiếu sắt thường dẫn đến hiện tượng lá vàng, tương tự như thiếu Mg hay N. Điểm khác nhau chủ yếu là Mg và N vận chuyển liên quan nhau và đáp ứng cho quá trình tăng trưởng và sinh trưởng, vì thế triệu chứng thiếu Mg và N xuất hiện chủ yếu ở những lá đã trưởng thành do Mg, N đã rút ra khỏi những lá này. Trong khi đó sắt là nguyên tố không di chuyển trong thực vật vì thế hiện tượng vàng lá sẽ xảy ra trước tiên ở cơ quan còn non. 
Sắt có trong hầu hết các loại đất nhưng ở dạng không tan do sự hiện diện của đá vôi. Do đó tình trạng thiếu sắt xảy ra chủ yếu ở thực vật trồng trên vùng đất quá vôi hoặc đất quá kiềm. Phương pháp khắc phục tình trạng thiếu sắt là acid hóa đất bằng cách sử dụng sulphur, than bùn, sulphate aluminum, sulphate sắt. Ngoài ra sắt có khuynh hướng biến thành dạng hợp chất không tan khi tiếp xúc với cac chất hóa học khác do đó phương pháp hiệu quả hơn là sử dụng sắt dạng chelate bón vào đất hoặc phun qua lá để cung cấp trực tiếp cho thực vật. Dạng chelate không kết hợp dễ dàng với những chất khác và có khả năng vận chuyển linh động trong thực vật. 
2. Manganese (Măng gan): 
Mn được biết đến như một chất oxy hóa của thực vật. Thiếu Mn lá có thể xuất hiện những đốm xám hoặc vàng thẫm ở chung quanh rìa lá. Cũng giống như Fe, triệu chứng thiếu Mn thường xảy ra trên vùng đất đá vôi vì khi bón Mn thì Mn trở thành dạng không tan. Thực hiện việc acid hóa đất như đã đề cập ở phần Fe sẽ cải thiện tình trạng này đáng kể, hoặc sử dụng manganese sulphate là dạng dễ tan để bón vào đất. Ngược lại, ngộ độc Mn thường xảy ra trên những đất quá acid do Mn trở thành dạng hòa tan nhanh nên cây sẽ bị thừa Mn. 
3. Zinc (Kẽm): 
Triệu chứng thiếu Zn đôi khi xảy ra ở cây thuộc họ cam chanh làm xuất hiện những đốm vàng trên lá Có thể khắc phục triệu chứng thiếu Zn bằng cách bón zinc sulphate vào đất. 
4. Copper (Đồng): 
Thiếu đồng cũng dễ xảy ra ở cây thuộc họ cam chanh, thiếu đồng dẫn đến hiện tượng chết rễ non, đôi khi cháy bìa lá cùng với hiện tượng tạo nhiều mầm nhưng không mạnh, hiện tượng tiết nhựa, xì mủ cây cũng xảy ra.Tình trạng thiếu đồng được khắc phục bằng cách bón copper sulphat hoặc phun copper oxychloride. 
5. Boron (Bo): 
B là nguyên tố điều hòa N trong thực vật. Tình trạng thiếu B làm xuất hiện những phần thối nhũn và những hốc rỗng trên cây củ cải cùng với đốm vàng trên lá và thường gây chết phần ngọn. Tình trạng thiếu B ở cây bông cải làm rễ trống rỗng và có những khối u màu nâu đậm, sau đó cây không phát triển được nữa. Thiếu B cũng gây ra những khối u nhỏ trên da của cây thuộc họ cam chanh, nhất là ở cây chanh trong quả có những lỗ chứa đầy dịch nhựa, đôi khi đó là những đốm nâu gần hạt. 
B, cũng giống như K, rất dễ bị rửa trôi, vì thế đất có thể trải qua tình trạng thiếu B tạm thời sau thời gian mưa kéo dài, đặc biệt là đối với vùng đất trở nên khô một cách bất thường. 
Có thể khắc phục triệu chứng thiếu B bằng cách thêm sodium borate hoặc borax nhưng phải cẩn thận khi sử dụng vì mặc dù borax có thể là yếu tố điều hòa và hỗ trợ cho việc hấp thụ N, nó có thể trở thành thuốc diệt cỏ nếu tích tụ một lượng quá lớn. 
Đối với cây chanh cỡ trung bình không nên sử dụng quá 1 muỗng borax, lượng borax này nên được hòa tan với nước và tưới xuống đất vùng tán lá. Thực hiện cách này 12 tháng 1 lần. 
6. Molybdenum: 
Mo cần một lượng rất ít, chỉ vài gram trên 1000m2 nhưng thiếu Mo gây hậu quả hết sức nghiêm trọng như làm biến dạng sinh trưởng ở cây bông cải… Thiếu Mo lá bị xoắn và rụng cuống. Trong giai đoạn cây non, lá bông cải và bắp cải cuộn lại vào trong với những đốm nhỏ. Những cây dạng bụi thiếu Mo thường sẽ bị chết rễ non. 
Khi đất quá chua (độ acid cao) sẽ cản trở cây trồng hấp thu Mo gây nên tình trạng thiếu Mo, tình trạng thiếu Mo cũng xảy ra khi bón phân có hàm lượng N và P cao. Khắc phục tình trạng thiếu Mo bằng cách phun sodium molypdate với liều lượng 1 muỗng canh hòa tan với 4.5 lít nước. 
7. Hiện tượng ngộ độc (Toxicity): 
Hiện tượng ngộ độc có thể xảy ra do việc sử dụng quá dư thừa các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, B, Mn. Hiện tượng thường xảy ra trên đất acid vì khả năng hòa tan của các chất trên ở đất acid là rất lớn. Biểu hiện của triệu chứng này là xuất hiện những đốm chấm nhỏ về phía rìa lá, trong nhiều trường hợp toàn bộ ría lá héo quăn lại như triệu chứng thiếu K. ở cây đậu (bean) thường xuất hiện màu vàng giữa gân lá với những đốm nâu hoặc tím sẫm. Ơû cây cà chua xuất hiện những đốm nâu dọc theo rễ,ø lá héo rũ và cây thường chết. Cần phân biệt một số nấm gây bệnh với các biệu hiện tương tự như trên. 
CHẨN ĐOÁN CHUNG: 
Trên đây chỉ là vài triệu chứng thiếu dinh dưỡng được liệt kê, quan sát để chẩn đoán triệu chứng thiếu dinh dưỡng rất khó và phức tạp vì thực tế cây có thể thiếu nhiều hơn một nguyên tố hoặc có thể xảy ra hiện tượng thiếu một nguyên tố và có mặt một nguyên tố gây độc, cũng có khả năng những nguyên tố khác nhau hiện diện trong đất nhưng cây không thể hấp thu được bởi vì chúng không tan do đất quá acid hay quá kiềm hoặc quá thừa nguyên tố khác. 
Tuy nhiên đừng lo lắng quá về triệu chứng thiếu dinh dưỡng. Hãy ý thức rõ về khả năng có thể xảy ra khi hơi nặng tay trong việc xử lý độ kiềm, độ acid, sử dụng phân đơn thay vì dùng phân hỗn hợp. 
Không sử dụng lượng phân quá mức hoặc không cần thiết. Đôi khi cây có biều hiện không phát triển chỉ vì đang trong giai đọan nghỉ ngơi của nó, hoặc do các yếu tố vật lý của đất, nước quá nhiều hay quá ít. Cũng có khi cây đang trong tình trạng nguy hại rễ do quá thừa lượng phân trong đất.

(Tổng hợp từ tài liệu nước ngoài)

Thư viện ảnh
HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hai duong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hue HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Dong Nai Ben Tre Bac Giang Kien giang Bac Lieu HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung uong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Vinh Hoa Ha Nam HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Luong nong Trung Nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Nam Thai Son Hung Yen HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Phu Tho Bac Ninh HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Cong ty TNHH VTNN Hong Quang HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Nghe an VT HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trang nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Son La HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV BVTV SG HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Dong nam Cuong Tan Trung tam giong Nông nghiep Ca Mau HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Viet Nong Quang ninh 13
» ĐỘI VĂN NGHỆ THAIBINHSEED BIỂU DIỄN
» Đội văn nghệ THAIBINHSEED biểu diễn tại Đại hội 4 HH
» Thực Phẩm Biến Đổi Gen Và Những Tranh Cãi Không Hồi Kết?
» THU HOẠCH LÚA
» THU HOẠCH KHOAI LANG Ở GIA LAI
» Tranh cãi trên toàn cầu về cây trồng biến đổi gen
» Cây trồng biến đổi gen: Thế giới của Moánto
» Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại
» Giới thiệu Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai
» Giới thiệu Công ty CP giống cây trồng Nha Hố
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P1
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P2
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P3
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội TM giống cây trồng Miền núi Phía Bắc 1
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Bài hát Mùa xuân trên TP HCM. Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Dòng máu Lạc Hồng, Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
» Giao lưu văn nghê Chi hôị GCT Miên núi phía Băc. Doàn BăcNinh: Quan họ
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội Miền núi phía Bắc
» Kỹ thuật trồng lúa của Thai Lan
» Sản xuất giống lúa thuần vùng Duyên hải Nam Trung bộ
» Sản xuất gióng lúa
Văn bản Hỏi đáp
Tiện ích
Liên kết website
Thống kê
  • Trực tuyến: 37
  • Lượt xem theo ngày: 2825
  • Lượt truy cập: 145996
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP SƠN LA. ĐC Tiểu khu 3 , Thị trấn Hát Lót, Huyện Mai Sơn, T.Sơn La. ĐT  0223.843053.Giám đốc: Ô. Nguyễn Hữu Lâm TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO BẾN TRE. Hương lộ 173,  Ấp Phước Thạnh, Xã Tam Phước H. Châu Thành, Bến Tre. ĐT 075 3 860 345. GĐ Bà Trần Thanh Tâm CÔNG TY CP VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC GIANG. ĐC:Số 1, Lý Thái Tổ, TP. Bắc Giang. ĐT(0240)3854389. TGĐ: Ô.Nguyễn Khang. PTGĐ: Ô.Đặng Văn Trung   CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG QUẢNG NINH CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG CAO BẰNG TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP CÀ MAU. Địa chỉ: Ấp Năm Đảm, Xã Lương Thế Trân, Huyện Cái Nước, Cà Mau. ĐT: 0780. 3 888 588. Giám đốc: Ông Phạm Văn Mịch
DANH SÁCH HỘI VIÊN CHÍNH THỨC ĐẾN NGÀY 10/9/2013  CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN      CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn Công ty TNHH CƯỜNG TÂN Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) SYNGENTA VIETNAM Co Ltd TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIÊP HẬU GIANG Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN       CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP KIÊN GIANG CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRANG NÔNG SYNGENTA VIETNAM Co Ltd Công ty TNHH CƯỜNG TÂN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn CÔNG TY TNHH GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG THÁI BÌNH