HỘI THẢO TÌNH HÌNH CUNG ỨNG GIỐNG CHO VỤ HÈ THU VÀ VỤ MÙA NĂM 2014 CÁC TỈNH PHÍA BẮC

 

HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM

 

                                                             Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2014

 

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH CUNG ỨNG GIỐNG LÚA

VỤ MÙA 2014  CÁC TỈNH PHÍA BẮC

 

          I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CUNG ỨNG GIỐNG VỤ MÙA NĂM 2014

          1. Thuận lợi

- Vụ Đông Xuân năm 2013-2014, mặc dù thời tiết có những diễn biến bất thường: Rét đậm, rét hại sau lập Xuân, nền nhiệt thấp hơn trung bình nhiều năm trong các tháng 2, tháng 3 và nửa đầu tháng 4, số giờ nắng thấp nhất trong suốt 20 năm gần đây... nhưng đến nay, nhận định của các địa phương là lúa sinh trưởng, phát triển vẫn tốt và nếu không có gì bất thường vụ Đông Xuân 2013-2014 sẽ vẫn là vụ có năng suất khá. Điều này sẽ khích lệ nông dân yên tâm đầu tư cho sản xuất vụ mùa.

- Lúa Đông Xuân các tỉnh miền Trung: Một số tỉnh đánh giá là vụ có năng suất cao nhất từ trước đến nay. Hiện tại thu hoạch được khoảng 30% diện tích với năng suất từ 55 đến 65 tạ/ha, cao hơn vụ Đông Xuân 2012-2013. Có nơi năng suất đạt 70 đến 80 tạ/ha. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giống ra các tỉnh phía Bắc.

- Nhiều doanh nghiệp đã chủ động mở rộng sản xuất giống trên diện tích của mình và liên kết với nông dân sản xuất giống nên đã chủ động giải quyết được một phần về giống.

- Nắm bắt sớm tình hình khó khăn về giống ở các tỉnh phía Bắc, nhiều doanh nghiệp đã chủ động khai thác nguồn hàng sớm tại các tỉnh miền Trung để cung ứng cho miền Bắc.

          - Thị trường tài chính trong nước nhìn chung ổn định, lãi suất giảm, tạo thuận lợi cho việc huy động vốn.

          - Nguồn giống lúa lai nhập khẩu ổn định cộng với sản xuất trong nước được khá nên việc cung ứng hạt giống lúa lai cho không khó khăn lắm.

 

          2/ Khó khăn

          - Vụ Đông Xuân ở miền Bắc nhìn chung thu hoạch chậm 7-10 ngày có nơi đến 15 ngày so với mọi năm nên việc chuyển giống vụ Xuân cho sản xuất vụ Mùa khó thực hiện.

          - Mặc dù miền Trung được mùa có thể cung cấp một số giống cho miền Bắc nhưng việc vận chuyển không phải dễ dàng do phương tiện vận chuyển thiếu và đang bị kiểm tra gắt gao xe quá tải nên chi phí vận chuyển sẽ cao.

          - Thời gian cung ứng giống cho vụ Hè thu và vụ Mùa lại quá gấp. Tỷ lệ mùa sớm cao nhiều nơi chiếm 70-80% càng gây áp lực cho việc cung ứng giống.

  - Một số giống chủ lực vụ mùa đang cần được thay thế do bắt đầu nhiễm bạc lá như BT7, hoặc chất lượng chưa cao như KD18, Q5… nhưng giống mới tốt để thay thế chưa có. Xu hướng chuyển sang cấy các giống lúa chất lượng ở các tỉnh ngày càng mở rộng nhưng giống chất lượng cao lại chưa nhiều. Một số giống lúa chất lượng mới được sản xuất chấp nhận như Nam Định 5, RVT, QR1, Trân châu hương, Bắc thơm số 7 kháng bạc lá, TBR1, TBR45, N97…diện tích chưa được bao nhiêu.

- Doanh nghiệp giống nhìn chung là doanh nghiệp nhỏ, cơ sở vật chất thiếu, năng lực tài chính yếu, tiếp cận vốn ngân hàng lại khó khăn nhất là vốn ngoại tệ cho nhập khẩu giống nên khó mở rộng sản xuất kinh doanh và dự trữ giống.

- Doanh nghiệp đã nhỏ, yếu nhưng mối liên doanh liên kết thiếu, việc khai thác nguồn giống cũng như nhập khẩu giống không phối hợp được với nhau, đôi lúc cạnh tranh không lành mạnh nên chưa phát huy được thế mạnh của từng đơn vị trong việc cung ứng giống cho sản xuất.

 

          II. NHU CẦU GIỐNG VỤ MÙA 2014 VÀ KHẢ NĂNG CUNG ỨNG VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP.

 

  1. 1.     Nhu cầu giống vụ mùa

Diện tích lúa Hè thu và vụ Mùa các tỉnh phía Bắc 1,360 triệu ha trong đó lúa lai khoảng 265.000ha, lúa thuần 1.095.000ha.

Số lượng giống cần cung ứng cho sản xuất là:

- Lúa lai: 265 000 ha x 30kg/ha = 7.950 tấn

- Lúa thuần:  1.095ha x 60kg/ha = 65.700tấn

 

  1. 2.     Các giống chính:

 Cục Trồng trọt khuyến cáo về cơ cấu giống vụ Hè thu và vụ Mùa 2014 như sau:

a- Lúa Hè Thu:

+ Vùng Hè Thu chạy lụt: yêu cầu thu hoạch trước ngày 5/9, sử dụng các giống lúa có TGST dưới 100 ngày như: Việt Lai 20, Việt lai 24, Q.ưu 6, PAC807, Vật tư NA1, nếp IRRi 352 và một số giống lúa thuần cực ngắn mới được công nhận như: PC6, P6ĐB, GS333.

+ Vùng Hè Thu còn lại: yêu cầu thu hoạch trước 15/9, sử dụng các giống có TGST dưới 110 ngày như Q.ưu 1, Khải phong số 7, Khải Phong số 1, Nhị ưu 838, Nhị ưu 986, Dưu 527, CT16, TH3-3, TH3-4, TH3-5, HYT100, HYT108, HC1, GS9, TX111, XL94017, N.ưu 69, Đắc ưu 11, Nghi hương 2308, Bio404, Thiên Nguyên ưu 16, LC25, Thiên ưu 128 và các giống lúa thuần Khang dân 18, Khang dân đột biến, ĐB18, TBR36, Q5, Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7, Hoa ưu 109, Nàng xuân, RVT, QR1, IRi352, Nếp 97, Nếp 98... Nếu phải cấy muộn thì sử dụng các giống lúa theo cơ cấu vùng chạy lụt.

b- Lúa Mùa: Trà lúa mùa sớm, mùa trung gồm:

+ Giống lúa cực ngắn: GS333, NA1, DT122, PC6, P6 ĐB.

+ Giống lúa ngắn ngày: KD18, HT1, Q5, TBR36, T10, BT7, BT7 KBL, NB-01, QR1, ĐB18, TBR36, ĐT34, ĐT52, vật tư NA2, Khang dân đột biến, ĐV108, IRi352, DQ11, Nàng xuân, N97, N98, VL20, VL24, Dưu 527, Khải Phong số 1, Q ưu số 1, Syn 6, Thục Hưng 6, CNR36, N.ưu 69, Dương quang 18, CT16, Quốc hào 1, HYT100, Dưu 6511, TX111, Đại dương 1, Đắc ưu 11, C ưu đa hệ số 1, TH3-3, TH3-4, TH3-5, TH7-2, HYT102, HC1, HYT 108, Bồi tạp sơn thanh, LC270, LC212, ZZD001, Kim ưu 725, Nam dương 99, Nghi hương 305, Nghi hương 2308...

+ Giống trung ngày: BC15, X21, Xi23, P6...,

- Lúa trà mùa muộn: chủ yếu dùng các giống lúa dài ngày, phản ứng ánh sáng, giống lúa đặc sản, có chất lượng cao như các giống lúa nếp đặc sản, túa tám, Bào thai, Mục tuyền…để đa dạng hoá sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế.

 

Tuy nhiên, trong bộ giống nói trên, mỗi tỉnh đã chọn một bộ giống phù hợp cho từng tỉnh, từng trà lúa và từng chân đất. Nhưng nhìn chung, với lúa lai giống Nhị ưu 838, giống lúa thuần Khang dân 18, giống lúa chất lượng Bắc thơm số 7 vẫn chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất.            

  1. 3.     Khả năng cung ứng giống của doanh nghiệp

+ Về lúa lai: Diện tích sản xuất hạt giống lúa lai trong nước vụ Xuân năm 2014 là 1.472ha, với năng suất bình quân ước đạt 2,5 tấn/ha, sản lượng khoảng

3.600 tấn. như vậy lượng giống lúa lai phải nhập khoảng 4.300 tấn.

          Theo số liệu báo cáo bước đầu của một số doanh nghiệp lượng giống lúa lai hiện có trong kho là hơn 7.400 tấn. Như vậy, với nguồn giống hiện nay có thể cung ứng tạm đủ cho nhu cầu của nông dân.

+ Về lúa thuần: Lượng giống các doanh nghiệp trong Hiệp hội cung ứng được khoảng  40.000 tấn, chiếm khoảng 60% nhu cầu giống vụ mùa.. Như vậy, lượng giống các công ty nhỏ lẻ và dân tự cung ứng chiếm khoảng 40% lượng giống trong sản xuất.

 

4. Nhận định tình hình

- Về lúa thuần: Mặc dù việc cung ứng giống cho sản xuất vụ Hè thu và vụ Mùa này có khó khăn nhưng do có sự chuẩn bị sớm của các doanh nghiệp cộng với miền Trung được mùa, lượng giống các doanh ngiệp trong Hiệp hội huy động cung ứng cho phía Bắc chỉ được khoảng 60% nhu cầu, các công ty khác và người dân phải cung ứng được 40% lượng giống. Như vậy, nếu các doanh nghiệp không tiếp tục khai thác tiếp nguồn cung ứng thì khả năng thiếu giống và người dân lấy thóc thịt làm giống có thể xẩy ra..

- Về lúa lai: Tổng sản lượng hạt giống lúa lai sản xuất trong nước được khoảng 3.600 tấn nhưng do giống F1 sản xuất ở miền Bẳc trỗ muộn khó có khả năng cung ứng kịp cho vụ mùa này mà chỉ có lượng giống sản xuất ở phía Nam (370ha) thu hoạch sớm có thể đưa ra cung ứng được khoảng (900tấn). Tuy nhiên, việc nhập giống lúa lai năm nay không khó khăn lắm nên vẫn có thể cung ứng đủ cho nhu cầu của sản xuất.

- Về chất lượng giống: Do phải huy động từ nhiều nguồn để cung ứng cho sản xuất nên nếu không quản lý chặt chẽ chất lượng giống cung cấp đến nông dân có thể bị ảnh hưởng nhất là đối với các công ty nhỏ lẻ và lượng giống do dân tự khai thác.

          - Về giá cả: Do vật tư đầu vào cho sản xuất cao cộng với phí vận chuyển tăng  nên giá giống trên thị trường có khả năng sẽ cao hơn năm trước, có giống sẽ tăng từ 1.000-1.500 đồng/kg giống. 

          III. YÊU CẦU ĐẶT RA VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

          1. Đối với cung ứng giống cho vụ Hè thu và vụ Mùa

- Các đơn vị cung ứng giống cần chủ động, phối hợp khai thác nguồn hàng để có đủ giống cung cấp cho nhu cầu sản xuất nhất là các đơn vị cung ứng hạt giống lúa lai cần liên hệ với đối tác nước ngoài để sẵn sàng nhập thêm giống đảm bảo cung cấp đủ theo yêu cầu của nông dân.

 - Trước khi cung ứng giống ra sản xuất các đơn vị cần kiểm tra chặt chẽ chất lượng giống nhất là tỷ lệ nảy mầm, kiên quyết không đưa giống không đảm bảo chất lượng ra sản xuất.

          - Trên cơ sở tính toán, ấn định giá bán hợp lý, giảm thiểu việc tăng giá để không gây hỗn loạn thị trường.

 

          2. Trong những năm tới các doanh nghiệp cần:

          - Tập trung nghiên cứu sản xuất cung ứng cả lúa thuần và lúa lai, đảm bảo đủ giống với chất lượng tốt và có lượng giống dự phòng để không bị động khi gặp tình huống bất trắc hoặc nguồn cung cấp từ bên ngoài biến động.

          -  Với lúa thuần tập trung sản xuất kinh doanh các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh và chất lượng khá để cung cấp cho vụ Hè thu ở miền Trung, mở rộng vụ Xuân muộn và mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc tạo điều kiện mở rộng sản xuất vụ đông.

          - Với sản xuất hạt giống lúa lai F1: Ngoài việc tiếp tục hoàn chỉnh quy trình sản xuất các tổ hợp lúa lai 2 dòng hiện có cần tập trung vào nghiên cứu và sản xuất các tổ hợp lúa lai 3 dòng, vì hầu hết các tổ hợp lúa  lai 3 dòng chiếm khoảng 70% diện tích nhất là ở vụ Xuân thì sản xuất trong nước cung cấp chưa được bao nhiêu.

          Ba đơn vị đang nghiên cứu và đã có kết quả đáng kể về lúa lai 3 dòng cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa hoàn chỉnh quy trình nhân giống bố mẹ và sản xuất hạt lai đó là:

          Công ty CP giống cây trồng Miền Nam đã duy trì và nhân thành công dòng mẹ Nhị 32A tạo ra nhiều tổ hợp lai 3 dòng trong đó có Nhị ưu 838 kháng bạc lá.

          Công ty Cường Tân đã liên kết với Viện lúa Trường Đại học nông nghiệp nhân thành công tổ hợp lúa lai 3 dòng CT16.

          Trung tâm Giống nông – lâm nghiệp tỉnh Lào Cai đã tạo ra và nhân thành công các tổ hợp LC12, LC25, LC270.

          - Mở rộng liên doanh liên kết giữa các đơn vị để có đủ sức mạnh và cùng nhau bàn bạc, đề ra các giải pháp thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. Thực hiện tốt việc liên kết với các cơ quan nghiên cứu để cùng với các đơn vị nghiên cứu thực hiện các đề tài chọn tạo giống. Những đơn vị có điều kiện cần đề xuất các đề tài để xin sự trợ giúp của nhà nước.

          - Thực hiện cạnh tranh lành mạnh trên tinh thần hỗ trợ nhau và thực hiện đúng các quy định của nhà nước.

          IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

          Thông qua Cục Trồng trọt, Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT một số vấn đề sau đây:

1. Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong việc công nhận giống mới.

Từ trước đến nay vai trò của doanh nghiệp trong việc công nhận giống mới còn mờ nhạt. Đề nghị khi sửa Quyết định 95, Bộ có văn bản chính thức đưa vai trò của Hiệp hội cao hơn trong lĩnh vực này. Hội đồng công nhận giống  cần có thành viên là doanh nghiệp, bỏ bớt tổ chức Hội đồng và những vấn đề khác cần sửa, Hiệp hội đã có văn bản gửi Cục.

2. Hướng tới doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của mình.

Hiện nay, chất lượng giống cây trồng các doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm khi cung ứng cho sản xuất. Cho nên đề nghị Bộ nghiên cứu, bãi bỏ bớt một số khâu kiểm định, kiểm nghiệm, không cần thiết, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp và giao quyền cho doanh nghiệp tự đánh giá hợp quy.

3. Bảo hiểm cho sản xuất giống lúa lai

Sản xuất giống cây trồng thường gặp rất nhiều rủi ro nhất là sản xuất các hạt giống lúa lai. Đề nghị Bộ can thiệp để sản xuất giống lúa lai được bảo hiểm để giúp doanh nghiệp khắc phục những thiệt hại do thiên tai bất khả kháng.

4. Quy định và kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh giống

Để tránh các doanh nghiệp siêu nhỏ và những doanh nghiệp không đủ điều kiện sản xuất kinh doanh vẫn cung ứng giống ra thị trường thường gây loạn thị trường và đưa ra giống kém chất lượng, đề nghị Bộ đã đưa ra các điều kiện của các doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh giống thì cần tăng cường kiểm tra lĩnh vực này.

   5. Tiếp tục sửa một số quy định tại Thông tư 79: Quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật

- Không cần thiết phải đưa thêm cấp giống nguyên chủng khi doanh nghiệp công bố phù hợp quy chuẩn phải dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận được chỉ đinh

- Quy định mới cần theo hướng: Tất cả các Phòng Kiểm nghiệm đã được Bộ công nhận cần được chỉ định để đơn vị đó được phép kiểm định chất lượng giống cây trồng  trong phạm vi cho phép khi công bố phù hợp quy chuẩn.

- Bỏ quy định: Hạt dòng mẹ lúa lai 2 dòng sản xuất trong nước khi kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu vẫn phải hậu kiểm.

 Ngoài ra, Quy định về độ ẩm của hạt giống ngô lai là 11,5%, không tương thích với quy định của các nước trong khu vực là 12% nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu hạt giống ngô lai. Đề nghi quy định lại tăng lên 12% để tương thích với quy định của các nước.

6. Việc thanh tra, kiểm tra giống cây trồng cần minh bach, rõ ràng không gây phiền hà cho các doanh nghiệp

 Hiện nay do quy định không rõ ràng trong việc kiểm tra, thanh tra nên có rất nhiều đơn vị thuộc các Bộ các ngành cùng kiểm tra, thanh tra nên doanh nghiệp thường xuyên phải tiếp rất nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra gây lãng phí về thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp. Đề nghị Bộ đề xuất với Nhà nước quy định cho rõ ràng, minh bạch trong việc kiểm tra thanh tra, tránh chồng chéo theo hướng mỗi doanh nghiệp mỗi năm chỉ phải tiếp các đoàn kiểm tra, thanh tra tối đa không quá 2 lần.

7. Cần có văn bản chỉ đạo các tỉnh: Khi giống cây trồng đã được Bộ công nhận cho sản xuất ở vùng nào thì doanh nghiệp được quyền cung ứng giống tại vùng đó tránh hiện tượng tỉnh bắt doanh nghiệp phải khảo nghiệm lại hoặc phải có trong cơ cấu của địa phương doanh nghiệp mới được cung ứng, làm như vậy là vi phạm quy định của Nhà nước.

 

                                                             VĂN PHÒNG HIỆP HỘI

 

 

 

 

 

 

Thư viện ảnh
HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Cong ty TNHH VTNN Hong Quang HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Vinh Hoa HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trang nong Bac Ninh Ha Nam Quang ninh 13 HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hue BVTV SG Hai duong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung uong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Dong nam HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung Nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Ben Tre Bac Giang HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hung Yen Nghe an VT Trung tam giong Nông nghiep Ca Mau HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Dong Nai HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Son La Cuong Tan HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Phu Tho HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Kien giang HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Viet Nong Bac Lieu HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Nam Thai Son HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Luong nong
» ĐỘI VĂN NGHỆ THAIBINHSEED BIỂU DIỄN
» Đội văn nghệ THAIBINHSEED biểu diễn tại Đại hội 4 HH
» Thực Phẩm Biến Đổi Gen Và Những Tranh Cãi Không Hồi Kết?
» THU HOẠCH LÚA
» THU HOẠCH KHOAI LANG Ở GIA LAI
» Tranh cãi trên toàn cầu về cây trồng biến đổi gen
» Cây trồng biến đổi gen: Thế giới của Moánto
» Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại
» Giới thiệu Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai
» Giới thiệu Công ty CP giống cây trồng Nha Hố
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P1
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P2
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P3
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội TM giống cây trồng Miền núi Phía Bắc 1
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Bài hát Mùa xuân trên TP HCM. Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Dòng máu Lạc Hồng, Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
» Giao lưu văn nghê Chi hôị GCT Miên núi phía Băc. Doàn BăcNinh: Quan họ
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội Miền núi phía Bắc
» Kỹ thuật trồng lúa của Thai Lan
» Sản xuất giống lúa thuần vùng Duyên hải Nam Trung bộ
» Sản xuất gióng lúa
Văn bản Hỏi đáp
Tiện ích
Liên kết website
Thống kê
  • Trực tuyến: 16
  • Lượt xem theo ngày: 3242
  • Lượt truy cập: 146413
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP SƠN LA. ĐC Tiểu khu 3 , Thị trấn Hát Lót, Huyện Mai Sơn, T.Sơn La. ĐT  0223.843053.Giám đốc: Ô. Nguyễn Hữu Lâm TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO BẾN TRE. Hương lộ 173,  Ấp Phước Thạnh, Xã Tam Phước H. Châu Thành, Bến Tre. ĐT 075 3 860 345. GĐ Bà Trần Thanh Tâm CÔNG TY CP VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC GIANG. ĐC:Số 1, Lý Thái Tổ, TP. Bắc Giang. ĐT(0240)3854389. TGĐ: Ô.Nguyễn Khang. PTGĐ: Ô.Đặng Văn Trung   CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG QUẢNG NINH CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG CAO BẰNG TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP CÀ MAU. Địa chỉ: Ấp Năm Đảm, Xã Lương Thế Trân, Huyện Cái Nước, Cà Mau. ĐT: 0780. 3 888 588. Giám đốc: Ông Phạm Văn Mịch
DANH SÁCH HỘI VIÊN CHÍNH THỨC ĐẾN NGÀY 10/9/2013  CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN      CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn Công ty TNHH CƯỜNG TÂN Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) SYNGENTA VIETNAM Co Ltd TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIÊP HẬU GIANG Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN       CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP KIÊN GIANG CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRANG NÔNG SYNGENTA VIETNAM Co Ltd Công ty TNHH CƯỜNG TÂN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn CÔNG TY TNHH GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG THÁI BÌNH