Điều lệ Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam (Phần I)CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ĐIỀU LỆ HIỆP HỘI THƯƠNG MẠI GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM ( Ban hành kèm theo Quyết định số 413 /QĐ- BNV ngày 16 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) (Đã được bổ sung và sửa đổi) Chuong I NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG VÀ TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH CỦA HIỆP HỘI
Điều 1. Tên gọi, trụ sở, biểu tượng của Hiệp hội 1. Tên Tiếng việt: Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt nam 2. Tên tiếng Anh: The Viet Nam Seed Trade Association 3. Tên viết tắt tiếng Anh: VSTA 4. Hiệp hội có trụ sở chính và có Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh của Hiệp hội ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 5. Biểu tượng của Hiệp hội:
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích 1. Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam (dưới đây gọi là Hiệp hội ) là tổ chức xã hội - nghề nghiệpcủa các cá nhân, tổ chức của Việt Nam, tự nguyện thành lập nhằm mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên trong các hoạt động thuộc lĩnh vực giống cây trồng; giữ vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp thương mại giống cây trồng với các cơ quan chức năng trong đóng góp ý kiến với các cơ quan Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách; thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại giống cây trồng trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Mục đích chính của Hiệp hội là: Xây dựng một ngành thương mại giống cây trồng có tổ chức tốt, cung cấp giống cây trồng đảm bảo số lượng và chất lượng cho nông dân Việt Nam, đồng thời đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế khi tham gia xuất khẩu thương mại giống cây trồng; hỗ trợ các cộng đồng dân cư, các tổ chức, các doanh nghiệp của Việt Nam trong ngành, lĩnh vực giống cây trồng và lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam nói chung ở các vùng khác nhau trên đất nước; chủ động tiến hành việc phát triển sản xuất - kinh doanh bằng cách tư vấn về cách thức làm ăn, phát triển các thể chế, nâng cao năng lực, đào tạo nâng cao tay nghề, hỗ trợ việc xây dựng các chương trình phát triển lĩnh vực giống cây trồng và phát triển ngành kinh tế nông nghiệp nói chung. Điều 3. Giải thích từ ngữ ?Trong điều lệ này, các từ ngữ duới đây được hiểu như sau:
1. “Giống cây trồng” là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp bao gồm: hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong, tảo và vi tảo. 2. “Doanh nghiệp giống cây trồng” là cơ quan hoạt động có tổ chức, có tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng, hoặc có các hoạt động gắn liền với lĩnh vực giống cay trồng. 3. “Thương mại giống cây trồng” là việc thực hiện phát triển, hỗ trợ, đầu tư sản xuất-kinh doanh, dịch vụ thương mại trong lĩnh vực, ngành nghề giống cây trồng. 4. “Đại hội toàn thể hội viên ( Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội Đại biểu )”, “Van phòng”, và “Ban Chấp hành” được hiểu là đại hội toàn thể hội viên ( Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội Đại biểu ), Văn phòng Hiệp hội và Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội. 5. “Thương mại” là thương nghiệp, trao đổi buôn bán hàng hoá. 6. “Thương nghiệp” là ngành kinh tế quốc dân chuyên mua bán, trao đổi hàng hoá.
Điều 4. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của Hiệp hội 1. Hiệp hội là tổ chức phi chính phủ, hoạt động trong phạm vi cả nước, theo Luật pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này. 2. Hiệp hội chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. 4. Hiệp hội có vốn và tài sản riêng (nếu có), chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ (nếu có) bằng toàn bộ vốn và tài sản theo quy định của pháp luật. 5. Hiệp hội có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, biểu tượng riêng của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Điều 5. Đại diện theo pháp luật của Hiệp hội Người đại diện theo pháp luật của Hiệp hội là Chủ tịch Hiệp hội. Điều 6. Quan hệ Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam thực hiện quan hệ trao đổi hợp tác về chuyên môn nghiệp vụ với các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của luật pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo các thảo thuận và Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận và theo Điều lệ này.
Điều 7. Lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội Hiệp hội tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ, tư vấn cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thương mại về giống cây trồng của Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm: 1. Trao đổi các thông tin khoa học - công nghệ, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thương mại trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực thương mại giống cây trồng Việt Nam theo quy định của pháp luật. 2. Tham gia công tác tư vấn, phản biện với các cơ quan quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực thương mại giống cây trồng nói riêng và lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nói chung ở Việt Nam theo quy định của pháp luật. 3. Tăng cường hội nhập với các hoạt động của các Hiệp hộị trong nước, trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật. 4. Thúc đẩy hoạt động đào tạo, nghiên cứu, thông tin báo chí, xúc tiến thương mại và sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thương mại thuộc lĩnh vực thương mại giống cây trồng theo quy định của pháp luật.
Chương II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI Điều 8. Chức năng của Hiệp hội 1. Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Hội viên trong các hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại giống cây trồng trong phạm vi lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. 2. Tư vấn, phản biện về lĩnh vực kinh tế - luật pháp - đối ngoại thuộc lĩnh vực thương mại giống cây trồng; làm cầu nối giữa các Hội thành viên, Hội viên, doanh nghiệp với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến sự phát triển bền vững của sản xuất kinh doanh thương mại giống cây trồng nói riêng và ngành kinh tế nông nghiệp nói chung trong khuôn khổ luật pháp quy định. 3. Hỗ trợ Hội viên mở rộng và phát triển sản xuất - kinh doanh, xúc tiến đầu tư thương mại -du lịch - hợp tác quốc tế, cung cấp thông tin, tư vấn, tổ chức diễn đàn trao đổi, hợp tác và tổ chức hội thảo liên quan đến lĩnh vực thương mại giống cây trồng theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Nhiệm vụ của Hiệp hội 1. Thành lập và duy trì hoạt động một diễn đàn quốc gia theo quy định của pháp luật cho ngành giống cây trồng thương mại Việt Nam để qua đó thực hiện việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các cá nhân, đơn vị, tổ chức và giữa các hội viên trong lĩnh vực nghiên cứu, đầu tư, sản xuất - kinh doanh - dịch vụ giống cây trồng; xây dựng vị thế, đề xuất các khuyến nghị liên quan tới chính sách về giống cây trồng và tăng cường hiệu quả hoạt động của ngành giống cây trồng Việt Nam. 2. Củng cố mối liên kết hợp tác hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế, kỹ thuật giữa các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng Việt Nam; góp phầ cải thiện việc kinh doanh và cung ứng hạt giống cây trồng chất lượng tốt. 3. Thiết lập một hệ thống cơ chế trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các hội viện trong Hiệp hội về những nội dung liên quan tới nghiên cứu, chọn tạo giống, sản xuất, chế biến, bảo quản, kiểm soát chất lượng và tiêu thụ giống cây trồng. 4. Thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ với các cơ quan tổ chức khác có liên quan tới những hoạt động chọn tạo giống, sản xuất, phân phối hạt giống cất lượng tốt cho nông dân cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật. 5. Xây dựng , tổ chức, tập hợp Hội viên nhằm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh - dịch vụ và hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, vì mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của hệ thống doanh nghiệp thương mại giống cây trồng Việt Nam nhằm góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 6. Làm đ ầu mối liên hệ giữa Hội viên với các cơ quan quản lý, nghiên cứu của Nhà nước ở Trung ương và địa phương; bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tổ chức giúp đỡ Hội viên theo khả năng các nguồn lực của Hiệp hội và trong khuôn khổ luật pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; tạo điều kiện để doanh nghiệp Hội viên với doanh nghiệp không phải là Hội viên ở trong nước tiếp cận với các doanh nghiệp ngoài nước theo quy định của pháp luật góp phần thúc đẩy cho sự phát triển bền vững của ngành thương mại giống cây trồng Việt Nam nói chung. 7. Nghiên cứu, tổng hợp các ý kiến của các Hội viên để phản ánh, đề đạt với các cơ quan Nhà nước về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách đối với lĩnh vực thương mại giống cây trồng nói riêng và lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nói chung vì sự phát triển ổn định và bền vững của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh và dịch vụ thương mại của ngành giống cây trồng Việt Nam; tham gia, đóng góp ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh và dịch vụ thương mại của ngành giống cây trồng Việt Nam; kiến nghị với Nhà nước những vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành, lĩnh vực sản xuất – kinh doanh thương mại giống cây trồng Việt Nam. 8. Tư vấn pháp luật và nghiệp vụ kinh doanh; hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn - ngoại ngữ - tay nghề và kiến thức về luật pháp, về kinh tế thị trường, về hội nhập quốc tế và đầu tư, về sở hữu trí tuệ cho Hội viên theo quy định của pháp luật. 9. Hỗ trợ và giúp đỡ Hội viên trong việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng, sáng chế phát minh, xây dựng và bảo hộ thương hiệu ở trong nước và quốc tế, xây dựng các kế hoạch, giải pháp nhằm đạt tiêu chuẩn và được cấp chứng chỉ, v.v… theo quy định của pháp luật. 10. Thực hiện vai trò xúc tiến thương mại – dịch vụ - đầu tư như: môi giới đối tác, bạn hàng, thị trường, nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát thị trường, tổ chức hội thảo, tọa đàm, hội chợ triển lãm, xuất bản - quảng bá doanh nghiệp - nhãn hàng - thương hiệu và sản phẩm giống cây trồng theo quy định của pháp luật. 11. C ập nhật và cung cấp cho các Hội viên các thông tin về chính sách, pháp luật và các chủ trương của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực thương mại giống cây trồng, tạo điều kiện cho các Hội viên chủ động trong công tác tìm kiếm và phát triển thị trường, cũng như giúp Hội viên tránh được các rủi ro trong sản xuất – kinh doanh. 12. Phối hợp với các cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các Hội viên; tham gia hoà giải tranh chấp giữa các Hội viên để hạn chế tối đa các thiệt hại do tranh mua, tranh bán gây ra, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh đúng luật pháp; hợp tác với tổ chức Công đoàn để giải quyết tốt các mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động. 13. Hướng dẫn, giám sát các Hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và của Hiệp hội. 14. Giới thiệu thà nh tựu và năng lực của các Hội viên trong nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh. 15. Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho Hội viên về nghiệp vụ, công nghệ, cách thức quản lý mới, rèn luyện kỹ năng sản xuất - kinh doanh, giúp đỡ các tài năng trẻ là Hội viên trong sản xuất - kinh doanh - dịch vụ thương mại giống cây trồng theo quy định của pháp luật. 16. Tổ chức các hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ thương mại giống cây trồng theo quy định của pháp luật để tạo nguồn thu cho Hiệp hội. 17. Mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế và nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Hiệp hội theo qui định của pháp luật nhằm tranh thủ các điều kiện phát triển cho ngành thương mại giống cây trồng Việt Nam. 18. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo đúng quy định của pháp luật; lập và sử dụng hiệu quả, đúng mục đích các quỹ phát triển sản xuất – kinh doanh – dịch vụ thương mại giống cây trồng (nếu có) và các chương trình trợ giúp khác đối với ngành giống cây trồng theo đúng quy định của pháp luật. 19. Hiệp hội được các cơ quan Nhà nước cung cấp thông tin về các chủ trương chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội - đối ngoại theo quy định của pháp luật. 20. Thực hiện những công việc khác khi được Nhà nước Việt Nam yêu cầu.
Điều 10. Quyền hạn của Hiệp hội 1. Đ ại diện cho Hội viên trong các quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội. 2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội và Hội viên. Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các Hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội, hoà giải tranh chấp trong nội bộ Hiệp hội. 3. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động. 4. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội. 5. Được lập và gây quỹ của Hiệp hội trên cơ sở hội phí của Hội viên và các nguồn thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật để đảm bảo kinh phí hoạt động. 6. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 7. Được tham gia ký kết và thực hiện các thoả thuận với các tổ chức quốc tế, các hoạt động quốc tế theo quy định của pháp luật. 8. Chủ t rì phối hợp giữa các Hội viên trong việc chủ động tìm kiếm, xây dựng và phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thương mại giống cây trồng theo quy định của pháp luật. 9. Thành lập và giải thể các tổ chức của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. 10. Khen thưởn g các Hội viên có thành tích trong hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ thương mại giống cây trồng và thực hiện tốt Điều lệ của Hiệp hội.
Điều 11. Phương thức hoạt động 1. Phi lợi nhuận. 2. Trực tiếp và gián tiếp. 3. Thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy của Hiệp hội và thực hiện sự phối hợp với các địa phương, sự hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật để đặt mục tiêu hiệu quả và sự phát triển bền vững của ngành thương mại giống cây trồng Việt Nam. 4. Tổ chức hội nghị, xuất bản phẩm và thông qua các cơ quan truyền thông đại chúng theo quy định của pháp luật để nắm bắt được hiện trạng tình hình của ngành thương mại giống cây trồng Việt Nam để kiến nghị với Nhà nước trong việc ban hành chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành thương mại giống cây trồng Việt Nam.
Chương III HỘI VIÊN Điều 12. Hội viên của Hiệp hội 1. Tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ và các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm, các công dân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương mại giống cây trồng tán thành Điều lệ Hiệp hội và tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hiệp hội, được xét để trở thành hội viên của Hiệp hội. 2. Hiệp hội có 4 loại Hội viên: Hội viên sáng lập, Hội viên chính thức, Hội viên danh dự và Hội viên liên kết. a) Hội viên sáng lập: là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam có công sáng lập và đóng góp tài chính để thành lập Hiệp hội. b) Hội viên chính thức: là các doanh nghiệp, các cá nhân, các nhà khoa học, các nhà quản lý của Việt Nam có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phụ thuộc vào quy mô hoạt động liên quan đến lĩnh vực thương mại giống cây trồng hoặc các lĩnh vực khác có liên quan; các cán bộ quản lý thuộc cơ quan Nhà nước được giới thiệu; các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp của Việt Nam có đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tự nguyện viết đơn xin gia nhập làm thành viên của Hiệp hội, đóng tiền gia nhập Hiệp hội, hội phí và được Ban Chấp hành Hiệp hội công nhận đều có thể trở thành Hội viên chính thức của Hiệp hội. c)Hội viên liên kết: là những doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập, nộp lệ phí gia nhập Hiệp hội và được Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội công nhận d) Hội viên danh dự: là những cá nhân, các nhà quản lý khoa học - kỹ thuật - tổ chức và các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp thương mại giống cây trồng của Việt Nam có tư cách pháp nhân, có uy tín, có kinh nghiệm và có công lao đối với sự phát triển của ngành, lĩnh vực giống cây trồng Việt Nam, tán thành điều lệ và có nguyện vọng tham gia Hiệp hội, được Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội nhất trí mời làm Hội viên danh dự của Hiệp hội. 3. Các pháp nhân của Việt Nam khi được kết nạp vào Hiệp hội được gọi là Hội viên tổ chức của Hiệp hội. 4. Các công dân Việt Nam được kết nạp vào Hiệp hội được gọi là Hội viên cá nhân của Hiệp hội. Điều 13. Thể thức Hội viên gia nhập Hiệp hội 1. Các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 6 muốn trở thành Hội viên của Hiệp hội phải có đơn xin gia nhập Hiệp hội và phải được Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội chấp thuận. Các tổ chức và cá nhân chính thức trở thành Hội viên của Hiệp hội sau khi đóng lệ phí gia nhập Hiệp hội và được nhận Thẻ Hội viên của Hiệp hội. 2. Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội xem xét và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội trình Đại hội suy tôn Hội viên danh dự. 3. Hội viên sáng lập được ghi tên vào danh sách thành viên sáng lập ở các tài liệu, hồ sơ, ấn phẩm của Hiệp hội. Điều 14 . Quy định về người đại diện của hội viên là tổ chức 1. Người đại diện của Hội viên là tổ chức phải là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 2. Người đại diện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật phải là người có đủ thẩm quyền để quyết định và phải chịu trách nhiệm về các quyết định đó. 3. Khi thay đổi người đại diện của Hội viên là tổ chức thì Hội viên là tổ chức đó phải thông báo bằng văn bản cho Ban Thường trực Trung ương Hiệp hội biết trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày có sự thay đổi về người đại diện. Điều 15. Quyền lợi của Hội viên 1. Được đề đạt nguyện vọng thông qua Hiệp hội và được Hiệp hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động của mình phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội. 2. Được cung cấp những thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu sản xuất và kinh doanh.Tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo tay nghề do Hiệp hội tổ chức, hoặc Hiệp hội được mời tham gia. 3. Được yêu cầu Hiệp hội can thiệp với các cơ quan có thẩm quyền về chế độ chính sách phù hợp với lợi ích chính đáng của Hội viên, đảm bảo đúng pháp luật. 4. Tham gia các công việc của Hiệp hội. Được yêu cầu Hiệp hội làm trung gian hoặc tư vấn trong các giao dịch. 5. Được Hiệp hội cung cấp thông tin, giúp đỡ hoà giải khi có tranh chấp, được tham gia các hình thức liên kết do Hiệp hội tổ chức. 6. Được dự Đại hội, được ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan Lãnh đạo của Hiệp hội cũng như của Chi hội cơ sở; thảo luận, biểu quyết các Nghị quyết của Hiệp hội, được phê bình chất vấn Ban Chấp hành Trung ương về mọi chủ trương và hoạt động của Hiệp hội. 7. Được ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể tiếp tục là Hội viên. Trong trường hợp này Hội viên cần thông báo chính thức bằng văn bản cho Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội và sẽ nhận được sự đồng ý của Ban Thường vụ Trung ương Hiệp hội trong vòng 30 (ba mươi ) ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Hội viên. 8. Hội viên liên kết và Hội viên danh dự được hưởng các quyền như Hội viên chính thức, trừ quyền ứng cử, bầu cử các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội và quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội. 9. Được khen thưởng về thành tích sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, xúc tiến thương mại và những đóng góp xây dựng Hiệp hội. 10. Được cấp Thẻ Hội viên. Điều 16. Nghĩa vụ của Hội viên 1. N ghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định tại Điều lệ này. 2. Tuân thủ Điều lệ của Hiệp hội và Nghị quyết của Đại hội, của Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội. 3. Trong trường hợp các Hội viên liên kết và Hội viên danh dự có ý kiến khác với Nghị quyết phải được trình bày bằng văn bản để Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội xem xét. 4. Cung cấp cho Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội (khi có yêu cầu) những thông tin có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình để Hiệp hội có đủ thông tin phục vụ những vấn đề Hội viên có yêu cầu. 5. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội; đoàn kết, hợp tác với các Hội viên khác để cùng nhau góp phần xây dựng Hiệp hội ngày càng vững mạnh. 6. Dự các buổi họp thường kỳ và bất thường của Hiệp hội. 7. Đóng lệ phí gia nhập và hội phí đầy đủ và đúng kỳ hạn theo quy định trên cơ sở các nguyên tắc do Đại hội của Hiệp hội hoặc Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội đề ra. 8. Bảo vệ uy tín của Hiệp hội, không được nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội phân công. 9. Thực hiện báo cáo lên cơ quan Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội.
Điều 17. Chấm dứt tư cách Hội viên và thủ tục chấm dứt quyền Hội viên 1. Tư cách Hội viên Hiệp hội sẽ không còn giá trị nếu xảy ra một trong những trường hợp sau: a) Doanh nghiệp tự ngừng hoạt động, bị đình chỉ hoạt động, bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản. b) Theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương với sự nhất trí của hơn 50% Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội khi Hội viên vi phạm một trong các điều sau: - Hoạt động trái với quy định của pháp luật Việt Nam. - Hoạt động trái với mục đích của Hiệp hội, gây tổn hại đến uy tín của Hiệp hội. - Không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của Hội viên, không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng những Quy định hoặc Nghị quyết của Hiệp hội. c) Tất cả các Hội viên ( chính thức, liên kết, danh dự ) khi bị tước quyền công dân thì đương nhiên bị xoá tên trong danh sách Hội viên. 2. Hội viên tự nguyện xin rút ra khỏi Hiệp hội, cần gửi đơn cho Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội. 3. Quyền và nghĩa vụ của Hội viên chấm dứt sau khi Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội ra Thông báo. 4. Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội thông báo danh sách Hội viên xin rút ra khỏi Hiệp hội, Hội viên bị khai trừ và Hội viên bị xoá tên cho tất cả các Hội viên khác biết.
Tin mới hơn | Tin mới
Thư viện ảnh
» ĐỘI VĂN NGHỆ THAIBINHSEED BIỂU DIỄN
» Đội văn nghệ THAIBINHSEED biểu diễn tại Đại hội 4 HH
» Thực Phẩm Biến Đổi Gen Và Những Tranh Cãi Không Hồi Kết?
» THU HOẠCH LÚA
» THU HOẠCH KHOAI LANG Ở GIA LAI
» Tranh cãi trên toàn cầu về cây trồng biến đổi gen
» Cây trồng biến đổi gen: Thế giới của Moánto
» Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại
» Giới thiệu Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai
» Giới thiệu Công ty CP giống cây trồng Nha Hố
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P1
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P2
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P3
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội TM giống cây trồng Miền núi Phía Bắc 1
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Bài hát Mùa xuân trên TP HCM. Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Dòng máu Lạc Hồng, Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
» Giao lưu văn nghê Chi hôị GCT Miên núi phía Băc. Doàn BăcNinh: Quan họ
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội Miền núi phía Bắc
» Kỹ thuật trồng lúa của Thai Lan
» Sản xuất giống lúa thuần vùng Duyên hải Nam Trung bộ
» Sản xuất gióng lúa
Tiện ích
Liên kết website
Thống kê
|