CỐ PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN CÔNG TẠN CẢ ĐỜI GẮN BÓ VỚI NÔNG NGHIỆP NÔNG DÂN

             BÀI ĐỌC THÊM

           CỐ PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN CÔNG TẠN CẢ ĐỜI GẮN BÓ VỚI NÔNG NGHIỆP NÔNG DÂN  

         Người lo ăn cho cả nước

       Thời gian đầu những năm 1980, Ông Tạn lên làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cũng là lúc sản xuất nông nghiệp nước nhà trì trệ, người dân đói nghèo. Theo lời kể của Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), ngày đó miền Nam thì thừa gạo nhưng miền Bắc thì lại đang thiếu gạo. Giao thông khi đó chỉ có đường sắt xuyên Bắc - Nam nhưng vận chuyển cũng rất khó khăn và tốn kém. Lúc này Ông Tạn có ý tưởng xuất khẩu gạo từ phía Nam ra nước ngoài và nhập khẩu gạo vào miền Bắc. Ban đầu, ý tưởng này không nhận được nhiều đồng thuận vì trong lúc dân thiếu gạo thì lại xuất gạo đi...

       Nhưng thực tế đã chứng minh việc xuất khẩu gạo mang lại giá trị kinh tế cao đã thúc đẩy sản xuất tại miền Nam vốn đang trì trệ vì thiếu cơ chế thị trường để vận động sản xuất. Cùng với đó nhập khẩu lương thực để bù đắp việc thiếu hụt lương thực trong cả nước, đảm bảo an dân.

       Đồng thời chủ trương “khoán 100” rồi “khoán 10” lần lượt ra đời đã giúp sản xuất nông nghiệp Việt Nam có bước bứt phá kinh ngạc. Từ chỗ là nước thiếu lương thực đầu những năm 1980, Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo trong năm 1989.

       Ông Tạn là người nhạy bén và quyết liệt trong việc thực hiện những chính sách mang tính quyết định trong việc phát triển nền nông nghiệp. Bởi Ông có một sự tự tin đến từ việc nắm bắt nhanh tiến bộ kỹ thuật và gần dân, sát dân.

       Theo GS.TS Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL là người đồng niên với Ông Tạn: Ông Tạn là người nắm bắt tiến bộ kỹ thuật rất nhanh và chỉ đạo chuyển giao, ứng dụng giống-kỹ thuật vào sản xuất sắc bén.

       Thời các ông, giáo trình về nông nghiệp có dạy muốn cải tạo đất phèn, phải bón vôi để trung hòa độ chua, không được bón phân chua như sulfát đạm, supe lân... Tuy nhiên, thực tế quan sát đồng lúa ở ĐBSCL lại cho thấy bón phân cho đồng lúa mới chuyển từ lúa mùa cao cây cổ truyền sang lúa cao sản bằng bất cứ loại phân nào có lân, như phosphorit, appatit, supe lân, DAP... lúa đều tốt hẳn, kể cả bón phân lân chua như supe lân.

       Ông Tạn đã mạnh dạn điều chỉnh chính sách nhập khẩu phân bón theo hướng tập trung nhập DAP (18N - 46P2O5) cho ĐBSCL. Thực tế, khi áp dụng chính sách này đã giảm chi phí vận chuyển đến hàng chục tỷ đồng. Nếu kể cả hiệu quả sử dụng phân lân làm cho năng suất lúa tăng thì phải tăng hàng chục, thậm chí hàng trăm lần chi phí tiết kiệm cho Nhà nước.

       Cả đời luôn nghĩ cho nông nghiệp

       Ông Nguyễn Công Tạn là người nhiệt huyết cả đời phục vụ ngành Nông nghiệp. Ông là người quyết tâm đưa công nghệ sản xuất lúa lai và sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai vào Việt Nam, hướng tới nâng cao năng suất và từng bước mở rộng sản xuất lúa lai với chất lượng cao hơn, rút bớt một phần diện tích đất trồng lúa sang làm cây, con khác và hướng đến một ngành Nông nghiệp xuất khẩu.

       Chính ông là người tự tay mang mấy chục quả trứng gà Ai Cập vượt hàng ngàn cây số qua nhiều chặng bay, qua mấy cửa hải quan sân bay để nhập về  dòng gà Ai Cập, khởi đầu cho việc nhân giống ra diện rộng  hiện nay.

       Vào năm 1995, trong một lần đi công tác ở Australia, đích thân ông đã nhờ xin hộ 2 quả trứng đà điểu về ấp thử. Nhận thấy nuôi đà điểu có thể là hướng phát triển mới của ngành Chăn nuôi, ông Tạn lấy danh nghĩa cá nhân tiếp tục xin Công ty mía đường Nghệ An Tate&Lyle 100 quả trứng đà điểu (thời điểm đó 100 quả trứng này có giá tương đương 35.000 USD) giao cho Viện Chăn nuôi để nghiên cứu ấp nở và nhân giống. Sau này, nuôi đà điểu trở thành ngành sản xuất hàng hóa mới của Việt Nam, xuất ngược sang các nước Nam Phi, Trung Quốc…

       Năm 2002, sau khi nghiên cứu các tài liệu, ông Tạn nhờ một người bạn ở Australia nhập về khoảng 10.000 cây mắc ca trồng thử. Sau hơn 10 năm trồng thử nghiệm, đến nay Mắc ca đang được trồng với diện tích khá lớn ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc…

       Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn vẫn thường tâm sự với các nhà khoa học: "Làm nông nghiệp, có khi một đời người chỉ nghiên cứu thành công được một giống tốt thôi đã là quý lắm rồi. Huống chi đất nước mình còn khó khăn, năng lực trình độ còn hạn chế, cơ chế, chính sách còn thiếu để phục vụ công tác nghiên cứu nên du nhập những giống người ta đã nghiên cứu, rồi cho khảo nghiệm, nếu phù hợp thì nhân rộng cũng là cách tốt".

       Không phải giống nào du nhập về cũng thành công, những lúc thất bại, ông thường động viên cán bộ và xác định quan điểm: Đưa 10 mà được 1-2 là tốt lắm rồi. Ông luôn mong muốn đối với lĩnh vực khoa học, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng là sinh vật, rủi ro rất cao, trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế thì áp dụng trong thực tiễn chính là con đường nhanh mà ít tốn kém thời gian, kinh phí của Nhà nước. Làm nông nghiệp không thể chỉ lý thuyết suông.

 

       

       Ảnh:  Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn với các cán bộ lúa lai

       Từ trái sang phải:

                    1. Trưởng phòng Lê Hồng Nhu

                    2. Cục phó Quách Ngọc Ân

                   3. PGS. TS Nguyễn Văn Hoan

                   4. Bộ trưởng Nguyễn Công Tạn

                   5. PGS. TS Nguyễn Thị Trâm.

 

            “Hai thế hệ trong một con người”

       Nhiều người đồng sự đã nhận làm học trò của Ông Tạn bởi tư duy và lối sống của ông khích lệ người khác đi lên.

       Là người có nhiều thời gian gần gũi với nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn sau khi hai người đã nghỉ hưu, ông Lê Huy Côn, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Công nghiệp nhận xét: Ở ông Tạn luôn toát lên tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực, nhìn nhận mọi việc một cách khoa học, biện chứng.

       Còn TS Đặng Kim Sơn thì nhìn nhận: “Cụ Tạn không bị bó buộc tư duy. Thực tế từ lúc làm nông trường rồi làm kinh tế thị trường và xuất khẩu… là suy nghĩ hoàn toàn trái ngược nhau. Hai cách nghĩ của 2 thế hệ trong cùng 1 con người!”. Chính vì vậy, ngay cả khi nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục lặn lội đi tìm những điều mới lạ trong khoa học và cả trong chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

       Ông Bùi Xuân Trình, người nhiều năm làm thư ký cho Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, kể: “Sau khi đã nghỉ hưu, bác Tạn cũng tự tuyển chọn thành công giống lúa RVT chất lượng cao, được gieo trồng ở nhiều địa phương và đã được Bộ NN&PTNT công nhận và một công ty giống cây trồng mua bản quyền. Chỉ mới đầu năm  2014, bác còn nhờ tôi cung cấp số liệu của ngành tài nguyên về khí tượng, thủy văn, về diện tích đất trống đồi trọc từng vùng trong cả nước để có thể lựa chọn một số loại cây đưa vào phát triển phù hợp ở từng vùng và để viết sách...”

       GS.TS Nguyễn Văn Luật kể: “Sau khi về hưu, chúng tôi vẫn gặp nhau khi có dịp và thời lượng mà chúng tôi trao đổi về khoa học công nghệ nông nghiệp vẫn chiếm gần hết buổi gặp gỡ này. Điều này thể hiện sự hết lòng vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn của anh Tạn”.

       Lãnh đạo Cục Khuyến nông-Khuyến lâm nhận xét: Ông Tạn thuộc thế hệ lãnh đạo luôn suy nghĩ và nắm bắt nhanh nhạy thông tin khoa học công nghệ và thị trường để định hướng, chỉ đạo, tư vấn. Những ngày đầu ở Cục Khuyến nông-Khuyến lâm, Ông chỉ đạo anh em trong Cục tập trung làm 5 ưu thế lai gồm: Lúa lai, ngô lai, bò lai (bò sữa), lợn lai, keo lai thành công. Buổi trưa Ông thường không nghỉ, xuống Cục chúng tôi thảo luận, chỉ đạo. Ông khẳng định về nông nghiệp đa mục tiêu, về dinh dưỡng và tầm vóc của con người và nông nghiệp Việt Nam nhiều năm sau. Thực tiễn đã chứng minh những suy nghĩ và tầm nhìn của Ông đã và đang trở thành hiện thực.

       Ông Tạn còn đang dang dở với ý tưởng viết sách về vùng đất Tây Nguyên. Theo ông, thắng lợi của ngành nông nghiệp không phải ở “vựa lúa, vựa trái” ĐBSCL, mà là cao nguyên đất đỏ đầy nắng gió từng phải vận động người dân lên khai hoang nay là vùng cây công nghiệp lớn của Đông Nam Á, nơi sản xuất ra loại cà phê Robusta hạng nhất thế giới.

“Tây Nguyên đã thực sự có sức hút của riêng nó nhờ tiềm năng kinh tế nông nghiệp nơi đây. Đó là nơi minh chứng rõ ràng cho việc chính sách đúng đắn vừa giữ được thành lũy của tổ quốc vừa mời gọi người dân đến khai hoang lập ấp”, TS Đặng Kim Sơn, người đang cùng hợp tác ông Tạn viết quyển sách này, tâm sự.

       Còn rất nhiều câu chuyện về người lãnh đạo ngành nông nghiệp chưa ngừng nghỉ nghĩ suy trên con đường cách mạng nông nghiệp ông đã chọn. Ông ra đi nhưng biết bao bài học quý giá của ông vẫn còn đọng lại. Những chính sách cho nông dân, vì nông dân của ông vẫn là chặng đường dài mà lớp lớp người làm nông nghiệp sẽ còn bước tiếp…                                            

 





 

 
Thư viện ảnh
HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Cuong Tan HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Vinh Hoa HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung tam giong Nông nghiep Ca Mau HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Kien giang HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trung Nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hai duong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Viet Nong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hung Yen HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Bac Lieu HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Bac Giang BVTV SG HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Quang ninh 13 Cong ty TNHH VTNN Hong Quang Nam Thai Son Phu Tho HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Ben Tre HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Nghe an VT HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Hue HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Dong nam Son La HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Dong Nai Trung uong HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Trang nong Luong nong Ha Nam HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV Bac Ninh HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV HÌNH ẢNH ĐẠI HỘI IV
» ĐỘI VĂN NGHỆ THAIBINHSEED BIỂU DIỄN
» Đội văn nghệ THAIBINHSEED biểu diễn tại Đại hội 4 HH
» Thực Phẩm Biến Đổi Gen Và Những Tranh Cãi Không Hồi Kết?
» THU HOẠCH LÚA
» THU HOẠCH KHOAI LANG Ở GIA LAI
» Tranh cãi trên toàn cầu về cây trồng biến đổi gen
» Cây trồng biến đổi gen: Thế giới của Moánto
» Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại
» Giới thiệu Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai
» Giới thiệu Công ty CP giống cây trồng Nha Hố
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P1
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P2
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P3
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội TM giống cây trồng Miền núi Phía Bắc 1
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Bài hát Mùa xuân trên TP HCM. Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Dòng máu Lạc Hồng, Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
» Giao lưu văn nghê Chi hôị GCT Miên núi phía Băc. Doàn BăcNinh: Quan họ
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội Miền núi phía Bắc
» Kỹ thuật trồng lúa của Thai Lan
» Sản xuất giống lúa thuần vùng Duyên hải Nam Trung bộ
» Sản xuất gióng lúa
Văn bản Hỏi đáp
Tiện ích
Liên kết website
Thống kê
  • Trực tuyến: 41
  • Lượt xem theo ngày: 2028
  • Lượt truy cập: 1808426
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG GIA LAI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN KON TUM TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI QUẢNG NGÃI TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG BÌNH ĐỊNH TRUNG TAM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI ĐĂK LĂK CÔNG TY CP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG. ĐC Số 413, Đường Trần Phú, TP Hà Giang. ĐT 219-3868719.  Giám đốc: Ông Hoàng Minh Lợi  CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP SƠN LA. ĐC Tiểu khu 3 , Thị trấn Hát Lót, Huyện Mai Sơn, T.Sơn La. ĐT  0223.843053.Giám đốc: Ô. Nguyễn Hữu Lâm TRUNG TÂM NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO BẾN TRE. Hương lộ 173,  Ấp Phước Thạnh, Xã Tam Phước H. Châu Thành, Bến Tre. ĐT 075 3 860 345. GĐ Bà Trần Thanh Tâm CÔNG TY CP VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC GIANG. ĐC:Số 1, Lý Thái Tổ, TP. Bắc Giang. ĐT(0240)3854389. TGĐ: Ô.Nguyễn Khang. PTGĐ: Ô.Đặng Văn Trung   CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG QUẢNG NINH CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG CAO BẰNG TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP CÀ MAU. Địa chỉ: Ấp Năm Đảm, Xã Lương Thế Trân, Huyện Cái Nước, Cà Mau. ĐT: 0780. 3 888 588. Giám đốc: Ông Phạm Văn Mịch
DANH SÁCH HỘI VIÊN CHÍNH THỨC ĐẾN NGÀY 10/9/2013  CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM CÔNG TY TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN      CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn Công ty TNHH CƯỜNG TÂN Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) SYNGENTA VIETNAM Co Ltd TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIÊP HẬU GIANG Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai CÔNG TY TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM CÔNG TY CP XNK NAM THÁI SƠN       CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐÔNG NAM CÔNG TY TNHH VIỆT NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP KIÊN GIANG CTY TNHH EAST-WEST SEED (HAI MŨI TÊN ĐỎ) CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TRANG NÔNG SYNGENTA VIETNAM Co Ltd Công ty TNHH CƯỜNG TÂN CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NAM     CÔNG TY TNHH-SX-TM LƯƠNG NÔNG Công ty TNHH Giống cây trồng Miền Trung Công ty Giống cây trồng Nông Hữu Công ty CP Giống- Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam CÔNG TY CP GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG LẠNG SƠN Công ty Giống cây trồng nông lâm nghiệp Đại Thịnh CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM Công ty Cổ phần Tập đoàn Điện Bàn CÔNG TY TNHH GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG NÔNG    TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG THÁP Trung tâm Giống nông lâm nghiệp Lào Cai CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG THÁI BÌNH