BÀI ĐỌC THÊM:: Vụ trưởng Vụ Trồng trọt Trần Việt ChyBÀI ĐỌC THÊM: Vụ trưởng Vụ Trồng trọt Trần Việt Chy Các bậc tiền bối lãnh đạo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT từ khi thành lập Nha Nông chính (1945) cho đến ngày nay là Cục Trồng trọt (2020) là những người uyên thâm về trí thức, tài ba về lãnh đạo, giản dị về tác phong, gương mẫu về hành động đã có công đóng góp nhiều cho cơ quan trồng trọt cũng như Bộ Nông nghiệp qua các thời kỳ. Trong các lãnh đạo của Cục Trồng trọt, ông Trần Việt Chy là một Vụ trưởng mà chúng tôi gần gũi nhất và là Vụ trưởng có năng lực trong chỉ đạo sản xuất với tầm vĩ mô. Ông Trần Việt Chy sinh năm 1927 trong một gia đình nông dân tại Phong Điền, Hương Điền, Bình Trị Thiên (cũ) nay là Thừa Thiên Huế. Ông tham gia cách mạng rất sớm, tháng 3 năm 1945 ông đã là tổ trưởng Việt Minh khi còn hoạt động bí mật. Ông đã sớm có những nhận biết và gắn bó với nông nghiệp từ miền quê Trung bộ đầy nắng và gió. Vì vậy sau khi học xong phổ thông, ông vào học Trường Trung học canh nông Liên khu 5. Ra trường ông công tác tại Khu canh nông Liên khu 5. Người ta thường bắt gặp người cán bộ nông nghiệp trẻ tuổi, vai đeo túi dết, quần sắn móng heo, chân đi dép râu hăng hái bám đội lội đồng ở vùng giải phóng của Khu để vận động sản xuất, truyền bá kỹ thuật. Tháng 12 năm 1954, ông ra bắc, ông được phân công về làm cán bộ Vụ Trồng trọt. Đến năm 1957 ông được đi học đại học Khóa 3 Trường Đại học Nông nghiệp I. Ra trường năm 1962 ông tiếp tục công tác tại Vụ Trồng trọt đến năm 1965 ông đi B lần thứ 1 và là cán bộ tiểu ban Kinh tài Liên khu 5. Năm 1971 ông ra Bắc và trở về làm Trưởng phòng Lúa mầu Vụ Trồng trọt. Đến năm 1973 ông đi B lần thứ 2 vào công tác lại Liên khu 5. Năm 1977 ông về lại công tác tại Vụ Trồng trọt rổi đến năm 1982 ông được đề bạt làm Vụ trưởng Vụ Trồng trọt. Trải qua thực tế của những ngày công tác ở Khu 5, sau này học đại học đã tạo cho ông trở thành một kỹ sư nông nghiệp có kiến thức sâu và thực tế rộng. Ông là một cán bộ có năng lực chỉ đạo sản xuất và kỹ thuật trên bình diện vĩ mô. Trong nhiều năm làm lãnh đạo Vụ Trồng trọt, ông được đánh giá là một lãnh đạo năng động, sâu sát thực tế, sâu sát đồng ruộng, đã cho ông những gợi mở chính xác tham mưu cho lãnh đạo Bộ các chủ trương về chỉ đạo sản xuất, kỹ thuật, xử lý các tình huống phát sinh trong sản xuất nhanh nhạy và kịp thời. Có lần đi công tác với ông ở vùng đất ven biển chịu ảnh hưởng mặn ở Đồ Sơn, Kiến An (Hải Phòng) chúng tôi có nói với ông về giống lúa Cườm và Trằm rất chịu mặn ở đây, ông liền khoe và nói say sưa về giống lúa Đỏ quê ông chịu mặn 5-6 phần nghìn, đặc biệt lúa Sỏi có thể chịu được độ măn 1%. Ngoài tầm chỉ đạo bao quát, ông cùng anh em chuyên môn trong cơ quan chỉ đạo đi sâu đi sát các vấn đề về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung bộ. Riêng đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh thâm canh lúa, phát huy lợi thế khai thác thủy lơi các công trình Ô môn-Xà no, Quản Lộ-Phụng Hiệp, Nam Măng Thít… Ở Đồng bằng sông Hồng lấy huyện Hải Hậu, Nam Định là điểm chỉ đạo thâm canh lúa. Ở cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Nghĩa Lộ) làm mô hình thâm canh lúa với giống IR36. Thay thế đến loại bỏ trong cơ cấu với giống lúa IR1820 ở Nghệ Tĩnh, IR17494 tại Thái Bình. Tuy là lãnh đạo nhưng trước hết ông là một cán bộ chuyên môn đã dành nhiều tâm sức chỉ đạo vấn dề an ninh lương thực quốc gia và các nông sản hướng tới xuất khẩu. Ông là người biết tranh thủ những nhà khoa học lớn như Bùi Huy Đáp, Đào Thế Tuấn, Vũ Tuyên Hoàng hay các nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước của ngành trồng trọt, đặc biệt là nhóm bộ tứ học ở Hoa Nam Học viện (Trung Quốc) là các ông Nguyễn Công Tạn, Trần Khải, Đoàn Triệu Nhạn, Bùi Văn Ích, nhưng không phải vì cây đa cây đề mà ông bỏ qua những chính kiến của mình khi gặp những vấn đề chưa thống nhất quan điểm chỉ đạo với các ông ấy. Về tác phong, có lẽ ấn tượng nhất là tính giản dị dễ hòa đồng với nông dân, với đồng nghiệp và cán bộ cấp dưới của ông. Là lãnh đạo cấp Vụ chưa có tiêu chuẩn ô tô riêng, nhiều khi công việc khẩn trương, ông đạp xe “phượng hoàng” đã cũ, có thể gọi là xe “cà rịch cà tàng” cũng được, chân đi dép râu của quê hương Bình Trị Thiên khói lửa ngày nào đến Sở Nông nghiệp Hà Tây làm việc với lãnh đạo Sở hoặc trực tiếp trao đổi chuyên môn với Phòng Trồng trọt của Sở. Ồng trao đổi, chuyện trò sôi nổi nhưng nhiều lúc cũng hóm hỉnh, hài hước như cái chất con người Thừa Thiên Huế, nhiều người thích nhưng cũng có người phật lòng không dám nói ra. Khi Vụ Sản xuất hợp nhất với Cục Bảo vệ thực vật thành lập Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ông về hưu. Để ghi nhận công lao của ông Nhà nước đã tăng ông Huân chương Độc Lập hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng 3, Huân chương Quyết thắng hạng 3, Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng nhất và Huy chương vì Thế hệ trẻ.
Tin mới hơn | Tin mới
Thư viện ảnh
» ĐỘI VĂN NGHỆ THAIBINHSEED BIỂU DIỄN
» Đội văn nghệ THAIBINHSEED biểu diễn tại Đại hội 4 HH
» Thực Phẩm Biến Đổi Gen Và Những Tranh Cãi Không Hồi Kết?
» THU HOẠCH LÚA
» THU HOẠCH KHOAI LANG Ở GIA LAI
» Tranh cãi trên toàn cầu về cây trồng biến đổi gen
» Cây trồng biến đổi gen: Thế giới của Moánto
» Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại
» Giới thiệu Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai
» Giới thiệu Công ty CP giống cây trồng Nha Hố
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P1
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P2
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P3
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội TM giống cây trồng Miền núi Phía Bắc 1
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Bài hát Mùa xuân trên TP HCM. Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Dòng máu Lạc Hồng, Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
» Giao lưu văn nghê Chi hôị GCT Miên núi phía Băc. Doàn BăcNinh: Quan họ
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội Miền núi phía Bắc
» Kỹ thuật trồng lúa của Thai Lan
» Sản xuất giống lúa thuần vùng Duyên hải Nam Trung bộ
» Sản xuất gióng lúa
Tiện ích
Liên kết website
Thống kê
|