BÀI ĐỌC THÊM : ĐỘNG LỰC LỚN TỪ GIÓ ĐẠI PHONGBÀI ĐỌC THÊM ĐỘNG LỰC LỚN TỪ GIÓ ĐẠI PHONG Hưởng ứng lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác, rất nhiều phong trào thi đua đã được phát động và thu được những thành quả rất đáng tự hào, góp phần đắc lực vào công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước. Vào năm 1960, toàn miền Bắc phát động phong trào học tập ba điển hình tiên tiến: Trong quân đội là phong trào “Cờ ba nhất”, trong công nghiệp là “Sóng Duyên hải”, trong nông nghiệp là “Gió Đại phong”. Từ quyết tâm không cam chịu đói nghèo Theo hồi ức của cụ Đặng Ngọc Đính, nguyên Chủ nhiệm HTX Đại Phong, những năm 50 của thế kỷ trước, Đại Phong (Phong Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) cũng như nhiều làng quê khác, luôn bị cái đói, cái nghèo bủa vây. Ngày đó, cánh đồng Đại Phong chỉ là một vùng đầm phá mênh mông nước, hàng năm chỉ làm được một vụ “lúa cao cây”, còn lại đành phải bỏ hoang vì nhiễm mặn. Đồng ruộng của Đại Phong thấp hơn so với mặt biển 0,8m nên chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn. Nhiều người dân Đại Phong khoai sắn không đủ ăn, đói kém luôn ám ảnh, lo sợ lại một năm Ất Dậu nữa có thể trở lại. Nhưng lo sợ không thì chẳng thể nào đẩy lùi được cái đói, cái nghèo. Phải suy nghĩ và bắt tay vào hành động. Muốn xóa cái đói, giảm cái nghèo, chỉ còn cách phải tập trung sức dân đắp đê, ngăn đập. Cùng chung ý nghĩ, chung quyết tâm, đồng lòng, đồng sức, cuối năm 1959, nhân dân và Đảng bộ xã Phong Thủy thống nhất sáp nhập 3 HTX đang hoạt động đơn lẻ (Trần Phú, Lệ Phong và HTX 6) thành HTX mới với tên gọi Đại Phong, chủ trương một người làm việc bằng hai, mở rộng bờ vùng, bờ thửa, thâm canh sản xuất. Người có công, ruộng đồng chẳng phụ. Chỉ sau một năm cải tạo đồng ruộng, sản lượng lương thực của Đại Phong tăng từ 650kg/khẩu lên 880 kg/khẩu. Từ chỗ đất canh tác của xã viên Đại Phong chỉ đạt 2 sào/người (năm 1960) thì đến năm 1961, con số này đã lên tới 7 sào/người. Bình quân mỗi hộ nuôi 2 con lợn thịt, trang trại của HTX có 5.000 con vịt đẻ trứng. Không những đẩy lùi được cái đói của làng mình, lúa gạo Đại Phong sản xuất ra còn được chở ra nhiều địa phương ở miền Bắc để phân phối cho nhân dân, đưa vào chiến trường miền Nam cho bộ đội đánh Mỹ….
Hai bài báo đặc biệt của Bác Hồ Tiếng lành đồn xa. Giữa những năm tháng nông nghiệp nước nhà đang nhọc nhằn tìm lối thoát ra khỏi những cũ kỹ, lạc hậu, hướng đi và thành công của HTX Đại Phong nhanh chóng vượt ra khỏi mảnh đất Quảng Bình. Đầu năm 1961, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương về thăm mô hình Đại Phong. Nhiều người dân Đại Phong vẫn lưu truyền cho nhau hình ảnh người Đại tướng với chiếc áo tơi, nón lá đi vào tận từng nhà dân xem từng cót lúa giống, bất chấp cái lạnh mùa đông tê tái, đến từng nương mạ, từng khu chăn nuôi để động viên bà con. Không chỉ có vậy, trên cơ sở những việc của HTX Đại Phong đã làm được, Đại tướng đã có chỉ đạo cụ thể, rút ra những bài học kinh nghiệm, như: HTX cần tích cực làm thủy lợi, khoanh ô, khoanh vùng; cải tạo giống lúa bằng cách canh tác những giống lúa có năng suất cao; phát triển các ngành nghề phụ trợ khác... Sau chuyến thực tế này, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có Báo cáo gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh và HTX Đại Phong trở thành HTX hiếm hoi vinh dự được Bác Hồ viết báo ca ngợi, xem đây là mô hình thi đua kiểu mẫu. Bài viết đầu tiên Bác viết về Đại Phong có nhan đề “Một HTX gương mẫu”. Bác viết với bút danh Trần Lực, đăng trên Báo Nhân Dân, ngày 11/1/1961. Trong bài viết có đoạn: “Trong khoảng 3 năm, từ một HTX nhỏ có 23 hộ nghèo khó, phát triển đến 445 hộ, sinh hoạt ngang với mức trung nông và đang có đà tiến lên nữa. Có kết quả đó là vì: Họ tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Họ không sợ khó, sợ khổ, họ khéo tổ chức, họ đoàn kết chặt chẽ, họ quyết tâm phấn đấu để đi lên”. Sau bài báo, ngày 20/3/1961, Bác Hồ gửi tặng HTX Đại Phong một chiếc máy cày DT54, do Đoàn thanh niên Cộng sản Công-xô-môn (Liên Xô cũ) biếu Người. Nhờ chiếc máy kéo này, chỉ sau một năm, Đại Phong đã vỡ hoang thêm 200ha trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tiếp đó, ngày 15/4/1961, trên báo Nhân dân số 2582, Người đã viết bài “Phong trào Đại Phong”. Trong bài báo này, Bác viết: “Từ ngày đồng chí Nguyễn Chí Thanh nêu những ưu điểm và tiến bộ của hợp tác xã Đại Phong, đến nay chưa đầy hai tháng, mà khắp cả miền Bắc đã có ngót 1.000 hợp tác xã nhận thi đua: Học tập Đại Phong, đuổi kịp Đại Phong, vượt quá Đại Phong”. Ngoài ra, Bác nhấn mạnh những điều các HTX khác cần học tập Đại Phong, nhưng phải “học một cách sáng tạo”. “Gió Đại Phong” thổi khắp ba miền Những thành tích vượt bậc của Đại Phong, nhất là sau hai bài báo của Bác, Đại Phong như ngọn gió lành thổi khắp ba miền đất nước. Học tập HTX Đại Phong, đã có 3.191 HTX trên toàn miền Bắc thi đua với Đại Phong, trong đó có 24 HTX được chọn là những Đại Phong của tỉnh, huyện mình. Năm 1962, HTX Đại Phong vinh dự đón 32 đoàn khách quốc tế, 480 chủ nhiệm HTX trong cả nước về học tập kinh nghiệm. Cùng với “Sóng Duyên Hải”, “Cờ Ba Nhất”, “Trống Bắc Lý”, HTX Đại Phong trở thành hình mẫu, biểu tượng và là nguồn cảm hứng để cả nước thi đua học tập và làm theo. Năm 1962, tại Đại hội Liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ 3, HTX Đại Phong được Hội đồng Chính phủ tuyên dương là “Lá cờ đầu của phong trào thi đua trong ngành nông nghiệp”. Có thể nói, trong phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc những năm 1961-1965, bằng những kinh nghiệm của mình, Đại Phong đã vươn lên trở thành lá cờ đầu trong phong trào xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, đi vào lịch sử như một “hiện tượng” trong nông nghiệp, thổi bùng lên một luồng gió mới trong lao động sản xuất ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Phong trào thi đua “Học tập tiến kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong” với 3 mục tiêu: Mở rộng diện tích và tăng năng suất; phát triển các ngành, nghề; tăng số ngày công lao động hàng năm đã được phát động trên toàn miền Bắc. “Gió Đại Phong” trở thành một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trên mặt trận lao động sản xuất của tập thể nhân dân lao động miền Bắc, có tiếng vang không những trong nước mà còn đối với bạn bè quốc tế. Gần 70 năm trôi qua, nhiều HTX trong cả nước phải giải thể hoặc hoạt động không hiệu quả, nhưng HTX Đại Phong (nay là HTX SXKD DVNN Đại Phong) vẫn đóng vai trò chủ lực trong tổ chức lao động, sản xuất giúp nhân dân vươn lên làm giàu. Hiện HTX Đại Phong đảm nhiệm hầu hết các khâu dịch vụ cho xã viên, như: Làm đất, cung ứng giống lúa, phân bón, bảo vệ thực vật, bao tiêu sản phẩm. Phương tiện lao động, sản xuất ở Đại Phong đã được hiện đại hóa với 12 máy cày, 10 máy tuốt, 2 máy gặt đập liên hoàn cùng hàng chục ô tô vận tải. Năng suất lúa của HTX đã đạt 76 tạ/ha đối với vụ đông-xuân và ước đạt 36 tạ/ha đối với vụ lúa tái sinh. Tổng vốn của HTX nay đã đạt 15 tỷ đồng, trong đó có 3 tỷ đồng là vốn lưu động và 12 tỷ đồng vốn cố định. Nhờ làm ăn có hiệu quả nên HTX đã xây dựng các tuyến điện chiếu sáng, 9 trụ sở làm việc của các đội và 1 trụ sở trung tâm 2 tầng khang trang, 16 km giao thông nội đồng và 16 km kênh mương, xây dựng 4 trạm bơm phục vụ cho tưới tiêu. Nhờ có HTX chung sức nên xã Phong Thủy về đích nông thôn mới từ năm 2014. Ông Đặng Ngọc Đính, nguyên Chủ nhiệm HTX Đại Phong thời kỳ 1960-1961 nhớ lại: “Trải qua bao thăng trầm lịch sử, HTX Đại Phong vẫn tồn tại và phát triển bởi Đảng, chính quyền luôn phát huy tinh thần dân chủ. Ban chủ nhiệm HTX luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bà con. Khi lợi ích của xã viên gắn liền với lợi ích tập thể thì họ sẽ nỗ lực phấn đấu hết sức mình”. Sau khi lúa thu hoạch xong, Ban quản trị HTX đã phối hợp với các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho xã viên, không để tình trạng thương lái ép giá. Ngoài ra, HTX còn cho xã viên vay lãi suất thấp để trồng nấm, hoa màu, chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho nghề mộc, nề nhằm tăng thêm thu nhập. Nhìn lại gần 70 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, đến nay, đời sống kinh tế của xã viên Đại Phong ngày một nâng cao. Hiện HTX có nguồn vốn lớn nhất trong số các HTX của huyện Lệ Thủy, là mái nhà chung, “bà đỡ” của nông dân. Với những thành tích đã đạt được, năm 2010, HTX được Chính phủ tặng cờ "Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua"; năm 2012 được Nhà nước trao tặng "Huân chương lao động hạng nhất" và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Tin mới hơn | Tin mới
Thư viện ảnh
» ĐỘI VĂN NGHỆ THAIBINHSEED BIỂU DIỄN
» Đội văn nghệ THAIBINHSEED biểu diễn tại Đại hội 4 HH
» Thực Phẩm Biến Đổi Gen Và Những Tranh Cãi Không Hồi Kết?
» THU HOẠCH LÚA
» THU HOẠCH KHOAI LANG Ở GIA LAI
» Tranh cãi trên toàn cầu về cây trồng biến đổi gen
» Cây trồng biến đổi gen: Thế giới của Moánto
» Cây trồng biến đổi gen: Lợi và hại
» Giới thiệu Trung tâm giống nông lâm nghiệp Lào Cai
» Giới thiệu Công ty CP giống cây trồng Nha Hố
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P1
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P2
» Công ty CP giống cây trồng Trung ương. P3
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội TM giống cây trồng Miền núi Phía Bắc 1
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Bài hát Mùa xuân trên TP HCM. Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương
» Giao lưu văn nghệ Chi hội GCT Miền núi phía Băc: Dòng máu Lạc Hồng, Công ty CP nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
» Giao lưu văn nghê Chi hôị GCT Miên núi phía Băc. Doàn BăcNinh: Quan họ
» Kết thúc giao lưu văn nghệ Chi hội Miền núi phía Bắc
» Kỹ thuật trồng lúa của Thai Lan
» Sản xuất giống lúa thuần vùng Duyên hải Nam Trung bộ
» Sản xuất gióng lúa
Tiện ích
Liên kết website
Thống kê
|